Trường hợp 1: Chết;
có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
Trường hợp 2: Ra
nước ngoài để định cư
Trường hợp 3: Đã
có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú trong trường hợp cơ quan, người có
trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không đúng thẩm
quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định.
Trường hợp 4: Vắng
mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại
chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng.
Trường hợp 5: Đã
được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt
Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp 6: Người
đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc
thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn
chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
Trường hợp 7: Người
đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã
chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa
đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
Trường hợp 8: Người
đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc
thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho
giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc
quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và
không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
Trường hợp 9: Người
đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện
theo quy định của pháp luật.
Chú ý:
- Cơ
quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ
lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú.
Ban biên tập