Bộ luật Lao động 2012Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đều không quy định về lương tháng 13. Tuy nhiên, trên thực tế tiền thưởng tết hay còn gọi là lương tháng 13 được xem là tiền thưởng doanh nghiệp thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động qua một năm.


                                                                      (Ảnh minh họa)

Theo đó, căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”

Bên cạnh đó, tại Điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán đều phải chịu thuế TNCN, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo giấy khen, bằng khen, huy chương, giải thưởng được Nhà nước phong tặng.

Đồng thời, theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm), đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, người lao động được thưởng tết, lương tháng 13 phải chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế tiền thưởng tết, lương tháng 13 sau khi đã trừ khoản giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng (đối với cá nhân) và là 4,4 triệu đồng/tháng(đối với mỗi người phụ thuộc) mà vẫn còn dương (tức là còn số dư).

Ban biên tập