Dịp Lễ Tết là thời điểm tình trạng giao thông đáng được quan tâm nhất, bởi vào thời điểm này nhu cầu đi lại của đa số người dân đều được tăng cao: Đi du xuân, lễ chùa, thăm người thân, bạn bè... Đây cũng là thời điểm các vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất trong năm. Do đó lực lượng Cảnh sát giao thông luôn hoạt động và được tăng cường mạnh mẽ nhằm giữ trật tự An toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho mọi người. Sau đây Trợ giúp luật sẽ lưu ý một số lỗi vi phạm thường gặp để mọi người tránh mắc phải cũng như cảnh giác khi tham gia giao thông.

1. Vi phạm về nồng độ cồn

Vào dịp Lễ Tết, những sai phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông thường diễn ra chủ yếu, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Căn cứ vào nghị định số 100/2019/NĐ-CP chính phủ ban hành ngày 30/12/2019, người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt mức cho phép sẽ bị xử phạt như sau:


Lỗi

Xe máy

Ô tô







Nồng độ cồn

(mg/1 lít khí thở)



<0,25

2 – 3.000.000 đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

Tước bằng 10 – 12 tháng (Điểm d Khoản 10 Điều 6)

6 – 8.000.000 đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

Tước bằng 10 – 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

 



0,25 – 0,4

4 – 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

Tước bằng 16 – 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

16 – 18.000.000 đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

Tước bằng 16 – 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

 



>0,4

6 – 8.000.000 đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

Tước bằng 22 – 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

 

30 – 40.000.000 đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

Tước bằng 22 – 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

 


2. Chạy quá tốc độ quy định

Người điều khiển xe khi tham gia giao thông cần tuân thủ quy định về tốc độ phương tiện cho phép để bảo đảm an toàn và tránh bị xử phạt. Căn cứ vào nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ quy định như sau:

Lỗi

Xe máy

Ô tô








Quá tốc độ

Từ 5 đến dưới 10km

2 – 300.000 đồng

(Điểm c Khoản 2 Điều 6)

800.000 – 1.000.000đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 5)



Từ 10 đến 20km


600.000 – 1.000.000 đồng
(Điểm a Khoản 4 Điều 6)

 

3.000.000 – 5.000.000đồng (Điểm i Khoản 5 Điều 5)

Tước bằng 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5)



Từ 20 đến 35km



4 – 5.000.000 đồng 
(Điểm a Khoản 7 Điều 6)

Tước bằng 2 – 4 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6)

6.000.000 – 8.000.000đồng (Điểm a Khoản 6 Điều 5)

Tước bằng 2 – 4 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5)



Trên 35km

10 – 12.000.000đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 5)

Tước bằng 2 – 4 tháng

(Điểm c Khoản 11 Điều 5)


3. Không có hoặc không mang theo Bằng lái xe, Đăng ký xe, Bảo hiểm

Các loại giấy tờ trên đều là những giấy tờ cần thiết phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường bộ, tuy nhiên không phải lúc nào người lái xe cũng chấp hành đủ và đúng có thể do một vài lý do khách quan như do “vội quá không mang”, “chưa đủ điều kiện cấp bằng lái”, “chưa kịp mua bảo hiểm”… Nhưng dù ở trong trường hợp nào, họ đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Lỗi

Xe máy

Ô tô




Bằng lái

 
Không có


800.000 – 1.200.000 đồng
(Điểm a Khoản 5 Điều 21)


4 – 6.000.000 đồng
(Điểm b Khoản 8 Điều 21)


Không mang


1 – 200.000 đồng
(Điểm b Khoản 3 Điều 21)


2- 400.000 đồng
(Điểm a Khoản 3 Điều 21)




Đăng ký xe


Không có


3 – 400.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 17)

2 – 3.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 16)

Tước bằng 1-3 tháng

(Điểm a Khoản 6 Điều 16)


Không mang


1 – 200.000 đồng
(Điểm b Khoản 2 Điều 21)


2 – 400.000 đồng
(Điểm b Khoản 3 Điều 21)


Bảo hiểm

1 – 200.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 21)

4 – 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 21)


4. Một số lỗi khác

Lỗi

Xe máy

Ô tô



Sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh khi lái xe

600.000 – 1.000.000 đồng (Điểm h Khoản 4 Điều 6)

Tước bằng 1 – 3 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6)

1 – 2.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 5)

Tước bằng 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5)


Vượt đèn đỏ

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

600.000 – 1.000.000 đồng (Điểm e, khoản 4, Điều 6)

Tước bằng 1 – 3 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6)

3 – 5.000.000 đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5)

Tước bằng 1 - 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5)




Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định

4 – 600.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 6)

4 – 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b Khoản 7 Điều 6)

Tước bằng 2 – 4 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6)

3 – 5.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 5 Điều 5)

Tước bằng 1 – 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5)

10 – 12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 7 Điều 5)

Tước bằng 2 – 4 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5)

Không đội mũ bảo hiểm

2 – 300.000 đồng (Điểm i Khoản 2 Điều 6)

 

Không thắt dây an toàn khi lái xe

Chở người trên xe không thắt dây an toàn

 


800.000 – 1.000.000 đồng
(Điểm p, q Khoản 3 Điều 5)

Không chấp hành chỉ dẫn, biển báo, vạch kẻ đường

1 – 200.000 đồng

2 – 400.000 đồng


Lạng lách, đánh võng

6 – 8.000.000 đồng (Điểm b khoản 8 Điều 6)

Tước bằng 2 – 4 tháng hoặc 3 – 5 tháng nếu tái phạm

10 – 12.000.000 đồng (Điểm b Khoản 7 Điều 5)

Tước bằng 2 -4 tháng hoặc 3 – 5 tháng nếu tái phạm

 

Nếu như bị CSGT dừng xe, có nghĩa là bạn đã vi phạm lỗi nào đó, nếu không dừng xe theo hiệu lệnh, bạn có thể sẽ phải chịu phạt gấp nhiều lần. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi tham gia giao thông để có một dịp Tết an lành. Hãy là người có văn hóa khi tham gia giao thông!

 

Ban biên tập