Ngày 07/7/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý:

7. Quy định mới về nghỉ phép năm trùng với thời gian nghỉ thai sản

Tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này quy định: “Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội.

8. Quy định rõ hơn về ngày làm việc trở lại trong chế độ dưỡng sức sau sinh

Trong khi quy định cũ không nêu cụ thể về việc xác định khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc trở lại sau sinh thì tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư này quy định: “Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.”

Như vậy với quy định này thì với Người lao động đi làm lại sớm hơn thời gian được nghỉ thai sản và Người lao động nghỉ hẳn sau khi nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.

9. Bổ sung thêm điều kiện hưởng lương hưu với bộ đội bị tước quân tịch

Tại Khoản 13 Điều 1 Thông tư này quy định: “Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này.

Như vậy với quy định này chúng ta có thể hiểu là Trường hp b đội, công an b tước quân tch, danh hiu công an nhân dân s hưởng chế độ hưu trí như Người lao động bình thường nếu đáp ng đủ điu kin dành cho NLĐ bình thường và không được gim 05 năm so vi tui quy định.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2021.

Ban biên tập