Bộ luật Lao động
2019 phát sinh hiệu lực, từ năm 2021 sẽ có nhiều quy định mới về lương,
thưởng đối với người lao động chính thức được áp dụng. Theo đó, những quy định
về lương thưởng sẽ thay đổi như thế nào? Hãy tìm hiểu thông tin dưới đây.
1. Bỏ
khái niệm “Mức lương tối thiểu ngành”.
Căn cứ khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
“Điều 91. Mức lương tối thiểu
…………..
3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định
thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể
ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.”
Theo đó, quy định cũ nêu trên thì quy
định mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể
ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn
mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019
đã bỏ đi quy định này. Vì vậy, từ 2021 sẽ không còn khái niệm “Mức lương tối
thiểu ngành” theo Bộ luật Lao động.
2.
Thêm thành viên của hội đồng tiền lương quốc gia
Căn cứ khoản 2 Điều 92 Bộ luật lao động 2019:
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
…………..
2. Thủ
tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên
là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên
gia độc lập.
Theo quy định này thì Thủ tướng Chính phủ
thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số
tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập. Theo
đó, từ 2021 Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ có thể thêm thành viên là các
chuyên gia độc lập.
(Ảnh minh họa)
3. Mức
lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ
Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2019
Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được
trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động
bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ,
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn
định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu
của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức
lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan
hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng
chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định
và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương
quốc gia.
Có thể thấy, Bộ luật Lao động 2019 đã quy
định mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ kèm
với những yếu tố để xây dựng và điều chỉnh mức lương tối thiểu.
4.
Người sử dụng lao động sẽ chịu phí mở tài khoản và chuyển tiền lương nếu trả
lương qua tài khoản
Căn cứ tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012
Điều 96. Hình thức trả lương
1.
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo
thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài
khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của
người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các
loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Khác với Bộ luật Lao động 2012 khi quy
định trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải
thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì
tài khoản, Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ tại khoản 2 Điều 96 phí mở tài khoản và chuyển tiền lương sẽ do
người sử dụng lao động trả.
(Ảnh minh họa)
5. Sửa
đổi, bổ sung quy định về tiền lương ngừng việc cho người lao động
Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động
được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì
người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu
do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị
phải ngừng việc thì được trả lương
theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi
của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng
việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc
trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương
tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày
làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm
tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, Bộ luật lao động 2019 quy định mới là đã bổ sung quy định tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Từ ngày 15 trở đi (nếu có) tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận.
Ban biên tập