Lập và lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động
146 lượt xem
Trách nhiệm lập và
lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Ban biên tập
14-01-2021
Thứ nhất, trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động là của người sử dụng lao động.
Thứ hai, nội dung của Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
+ Tài liệu bắt buộc:
- Sơ đồ hiện trường;
- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích (trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
+ Tài liệu khác:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường;
- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp;
- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị;
- Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị.
Thứ ba, về vấn đề hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động:
+ Thời gian lưu trữ: Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động trong thời gian 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người hoặc đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
+ Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương tiến hành lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:
Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
Trên đây là những vấn đề về trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động của người sử dụng lao động.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.