Thông tư 70/2020/TT-BCA Quy định về quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong công an nhân dân
22-06-2020
06-08-2020
Bộ Công an Số: 70/2020/TT-BCA |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2020 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG AN
NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng
6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26
tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý,
sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06
tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy
định về quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong
Công an nhân dân.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về công tác quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân.
2. Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương (gọi chung là đơn vị) và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường (viết tắt là hệ thống) là hệ thống gồm công trình, thiết bị kỹ thuật để xử lý ô nhiễm nước sinh hoạt, nước thải, khí thải, chất thải rắn.
2. Đơn vị chuyển giao công nghệ là đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị, xây dựng hệ thống, hướng dẫn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, công nghệ.
3. Đơn vị chuyên môn kỹ thuật là đơn vị có năng lực, chuyên môn phù hợp với công nghệ xử lý của hệ thống.
4. Cán bộ quản lý, vận hành hệ thống là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được thủ trưởng Công an đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phân công thực hiện công tác quản lý, vận hành hệ thống.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định về hướng dẫn vận hành, chế độ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa của hệ thống.
2. Quản lý, sử dụng hệ thống đúng mục đích, tính năng, tác dụng và công suất thiết kế.
3. Thực hiện đầy đủ các quy định về cấp phép khai thác tài nguyên nước, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép xả thải, quan trắc môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan trước khi đưa hệ thống vào vận hành, sử dụng.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Đăng ký, cấp phép theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
Đơn vị được đầu tư, xây dựng hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, trước khi đưa hệ thống vào vận hành phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký, cấp phép, cụ thể:
1. Đối với nước sinh hoạt sử dụng nguồn nước ngầm: Đăng ký và được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
2. Đối với nước thải: Đăng ký và được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại Điều 37 Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
3. Đối với chất thải nguy hại: Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
4. Đối với khí thải công nghiệp: Đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp và được cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
1. Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống căn cứ vào số lượng hệ thống được đầu tư trang cấp có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản lý, vận hành. Việc phân công nhiệm vụ phải được thực hiện bằng văn bản giao nhiệm vụ và lưu tại hồ sơ quản lý, sử dụng hệ thống.
2. Cán bộ được phân công quản lý, sử dụng hệ thống phải được đơn vị chuyển giao công nghệ hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực tiếp đào tạo, tập huấn, kiểm tra trình độ chuyên môn, đảm bảo nắm vững các quy trình quản lý, sử dụng hệ thống.
1. Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ hệ thống.
2. Hồ sơ quản lý, sử dụng hệ thống bao gồm:
a) Hồ sơ thiết kế hệ thống, hồ sơ hoàn công;
b) Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống;
c) Tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống khi hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc;
d) Văn bản phân công cán bộ thực hiện công tác quản lý, vận hành;
đ) Sổ nhật ký vận hành;
e) Sổ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa;
g) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về hệ thống;
h) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải được đơn vị chuyển giao công nghệ đóng dấu, xác nhận và Cục Y tế thẩm định nội dung.
1. Cán bộ quản lý, vận hành hệ thống phải tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được đào tạo và tài liệu hướng dẫn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Kiểm soát và sử dụng đúng, đủ các chỉ số nguyên vật liệu, năng lượng dùng cho hệ thống theo tài liệu hướng dẫn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
3. Đối với mỗi hệ thống phải có Sổ nhật ký vận hành, cán bộ vận hành phải ghi chép đầy đủ Sổ nhật ký vận hành theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống có trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kỳ theo tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải phối hợp với đơn vị chuyển giao công nghệ hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch. Việc bảo dưỡng hệ thống phải được ghi đầy đủ vào Sổ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trong quá trình vận hành, hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc thì đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục sự cố theo tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống khi hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
2. Trường hợp không tự khắc phục, sửa chữa được thì đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế để được hướng dẫn.
3. Kết quả khắc phục, sửa chữa sự cố phải được ghi đầy đủ vào Sổ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế để quản lý, theo dõi.
1. Hệ thống được cải tạo, nâng cấp, mở rộng trong các trường hợp sau:
a) Công suất hệ thống không đảm bảo so với nhu cầu xử lý thực tế;
b) Hệ thống đã xuống cấp và chất lượng sau xử lý của hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
c) Quy định về quy chuẩn kỹ thuật áp dụng của hệ thống có sự thay đổi, vượt quá khả năng xử lý của hệ thống.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống và gửi một (01) bộ hồ sơ về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn về việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống;
b) Kế hoạch, hồ sơ thiết kế, dự toán kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống;
c) Biên bản kiểm tra hiện trạng hệ thống;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống, Cục Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống (trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến của cơ quan chuyên môn khác có liên quan) kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định đầu tư.
4. Cục Y tế có trách nhiệm thông báo ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an và hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống triển khai thực hiện.
1. Hệ thống được điều chuyển trong các trường hợp sau:
a) Đã được phê duyệt đầu tư hoặc đã được lắp đặt nhưng thay đổi về đối tượng, vị trí đầu tư;
b) Khi có sự thay đổi cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
c) Trường hợp khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chuyển được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này và quy định của Bộ Công an về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Hệ thống được thanh lý, bán trong các trường hợp sau:
a) Hệ thống hết hạn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà không tiếp tục sử dụng được;
b) Hệ thống chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể cải tạo, sửa chữa hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% tổng mức đầu tư hệ thống);
c) Trường hợp khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh lý, bán và việc quản lý, sử dụng số tiền thu từ thanh lý, bán được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này và quy định của Bộ Công an về quản lý, sử dụng tài sản công.
5. Hệ thống được xử lý bằng các hình thức quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, trước và sau khi thực hiện, đơn vị quản lý, sử dụng phải báo cáo bằng văn bản về Cục Y tế để hướng dẫn, theo dõi, quản lý.
1. Kinh phí phục vụ công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và kinh phí quan trắc môi trường quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này được bảo đảm từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị.
2. Kinh phí phục vụ công tác cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống theo quy định tại Điều 10 Thông tư này được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí đầu tư phát triển và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Quản lý, sử dụng hệ thống theo quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại theo quy định tại Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả quản lý, sử dụng hệ thống theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Công an (qua Cục Y tế) để quản lý, theo dõi; báo cáo đột xuất khi hệ thống gặp sự cố hoặc có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống.
4. Tổ chức quan trắc các thông số, chỉ tiêu môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống theo đúng quy trình.
5. Bố trí, quản lý kinh phí để duy trì hoạt động, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và quan trắc môi trường theo đúng quy định.
6. Chịu trách nhiệm khi quản lý, sử dụng hệ thống không đúng quy trình, quy định để hệ thống xuống cấp, hư hỏng, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.
1. Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Công an thống nhất quản lý việc sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân.
3. Hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống. Phối hợp với Cục Kế hoạch và Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí hằng năm và dài hạn báo cáo lãnh đạo Bộ Công an.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 576/QĐ-BCA-H41 ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công an quy định về quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân.
2. Trường hợp văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới thì thực hiện theo quy định mới đó.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
2. Cục Y tế chủ trì giúp lãnh đạo Bộ Công an đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Thông tư này.
3. Quá trình thi hành, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Y tế) để kịp thời hướng dẫn, giải quyết./.