Thông tư 01/2020/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước
29-04-2020
15-06-2020
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 01/2020/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2020 |
Thông tư
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÀI
LIỆU HẢI VĂN, MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
Căn cứ Luật khí
tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định
số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định
số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của
Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ
và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.
Thông tư này táp dụng đối với hệ thống trạm khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá chất lượng tài liệu là hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xác định chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước (sau đây gọi chung là tài liệu).
2. Tài liệu được đánh giá là các tài liệu được quan trắc, thu thập bằng phương pháp quan trắc thủ công, tự động và phân tích tại phòng thí nghiệm.
3. Lỗi của tài liệu là những sai sót xảy ra trong quan trắc, thu thập, tính toán, chỉnh lý và phân tích.
4. Tính hợp lý số liệu theo không gian là sư hợp lý số liệu của một hay nhiều yếu tố quan trắc tại vị trí quan trắc so với số liệu quan trắc tại các vị trí xung quanh.
5. Tính hợp lý số liệu theo thời gian là sự hợp lý số liệu của một hay nhiều yếu tố so sánh với giá trị số liệu tại cùng một vị trí quan trắc trong khoảng thời gian khác nhau.
6. Tính hợp lý theo yếu tố quan trắc là sự hợp lý số liệu quan trắc giữa yếu tố này với yếu tố khác trong cùng thời điểm tại cùng một vị trí.
7. Điểm chuẩn (ĐC) là mức điểm cao nhất (được tính tổng 100 điểm) và được xác định trên từng hạng mục của nội dung đánh giá chất lượng tài liệu.
8. Điểm trừ (ĐT) là số điểm được quy định trừ cho các lỗi, xác định trên cơ sở các loại tài liệu và thông tin: sổ, biểu, báo cáo kết quả quan trắc; file số liệu; giản đồ tự ghi biến trình số liệu của các yếu tố quan trắc; biểu ghi kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm; các biên bản kiểm tra kỹ thuật.
9. Điểm đạt (ĐĐ) của tài liệu là hiệu số của điểm chuẩn và tổng điểm trừ.
Tài liệu được đánh giá bao gồm tài liệu bản giấy (các loại sổ, các báo cáo, bảng biểu ghi kết quả số liệu thống kê tính toán, giản đồ, biểu đồ) và tài liệu dạng file số liệu, cụ thể:
1. Tài liệu hải văn:
a) Tài liệu quan trắc thủ công: sổ quan trắc, giản đồ tự ghi mực nước và các báo cáo;
b) Tài liệu quan trắc tự động: các báo cáo, file số liệu.
2. Tài liệu khí tượng nông nghiệp và bức xạ:
a) Tài liệu quan trắc thủ công: sổ quan trắc, các báo cáo, biểu quan trắc;
b) Tài liệu quan trắc tự động: biểu kết quả quan trắc tự động, file số liệu và các báo cáo.
3. Tài liệu môi trường không khí và nước:
a) Tài liệu nước mưa, bụi lắng, bụi tổng số, nước sông, nước hồ, nước biển, quan trắc mặn: biểu ghi kết quả quan trắc, biểu ghi kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm và các báo cáo;
b) Tài liệu quan trắc tự động môi trường không khí và giám sát khí hậu: biểu kết quả quan trắc tự động, file số liệu và các báo cáo.
Đánh giá chất lượng tài liệu bằng phương pháp tính điểm, dựa vào điểm chuẩn, điểm trừ và điểm đạt: ĐĐ = ĐC - XĐT
1. Nhận tài liệu
a) Nhận tài liệu từ các đơn vị giao nộp;
b) Kiểm tra khối lượng và phân loại tài liệu;
c) Xác nhận kết quả tiếp nhận tài liệu.
2. Đánh giá chất lượng tài liệu
a) Đánh giá chất lượng tài liệu được thực hiện theo tháng cho từng yếu tố quan trắc;
b) Điểm đạt của tài liệu theo tháng là kết quả trung bình cộng các kết quả đánh giá của từng yếu tố quan trắc;
c) Điểm đạt của tài liệu theo năm là kết quả trung bình cộng các kết quả đánh giá của các tháng trong năm.
d) Nội dung đánh giá, điểm chuẩn và điểm trừ được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cách tính điểm trừ
a) Tổng số điểm trừ không vượt quá điểm chuẩn;
b) Điểm trừ chỉ tính một lần khi đánh giá chất lượng tài liệu của một yếu tố quan trắc có sai sót do kết quả của việc tính toán từ những sai sót kéo theo (dây chuyền) mà kết quả cuối cùng của yếu tố đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chung của tài liệu;
c) Khi điểm trừ lớn hơn hai phần ba điểm chuẩn của một trong những nội dung đánh giá (mục 2 và mục 3 tại bảng 1, bảng 3 và bảng 5, Phụ lục I; mục 1 và mục 2 tại bảng 2, bảng 4 và bảng 6, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) thì không đánh giá chất lượng tài liệu và chất lượng tài liệu được xếp loại kém.
4. Xếp loại chất lượng tài liệu
a) Chất lượng tài liệu là giá trị “điểm đạt” và được xếp loại theo bảng như sau:
STT | Điểm đạt | Xếp loại |
1 | Đạt từ 85,0 đến 100 | Tốt |
2 | Đạt từ 70,0 đến dưới 85,0 | Khá |
3 | Đạt từ 50,0 đến dưới 70,0 | Trung bình |
4 | Đạt dưới 50,0 | Kém |
b) Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao đánh giá chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước phải có bản nhận xét, đánh giá theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Giao nộp tài liệu đã được đánh giá, xếp loại
a) Rà soát, thống kê tài liệu cần giao nộp;
b) Giao nộp tài liệu về đơn vị thu nhận theo quy định;
c) Xác nhận kết quả giao nộp tài liệu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2020.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.