QUY
CHẾ
QUẢN LÝ, CẤP PHÁT CHỨNG CHỈ
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2022/TT-BLĐTBXH
ngày 30/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1.
Quy chế này quy định việc quản lý, in ấn, cấp phát và mẫu Chứng chỉ giáo dục
quốc phòng và an ninh.
2.
Quy chế này áp dụng đối với trường cao đẳng đủ điều kiện và được tổ chức dạy,
học giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật (sau đây viết
tắt là trường cao đẳng), trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và sinh viên
học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường cao đẳng hoặc trung
tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
3.
Quy chế này không áp dụng đối với các ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý,
cấp phát Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh (sau đây viết tắt là Chứng chỉ) được
quản lý thống nhất theo mẫu quy định tại Quy chế này. Mỗi Chứng chỉ có số hiệu
riêng do các trường cao đẳng hoặc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh quy
định.
2.
Sinh viên có kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh đạt yêu cầu
theo quy định của pháp luật thì được cấp 01 bản chính Chứng chỉ.
3.
Không cấp Chứng chỉ cho sinh viên thuộc diện được miễn học, kiểm tra, thi kết
thúc môn học giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
4.
Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, cấp phát Chứng chỉ.
5.
Các hành vi gian lận trong quản lý, cấp phát, sử dụng Chứng chỉ thì tùy theo
tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Mẫu Chứng chỉ giáo
dục quốc phòng và an ninh
1.
Chứng chỉ có kích thước 130 mm x 190 mm được in 02 mặt (mặt trước và mặt sau),
chữ in trên chứng chỉ dùng phông chữ Times New Roman. Mặt trước có nền màu đỏ
cờ, có hình Quốc huy; mặt sau có nền màu vàng, hoa văn hình trống đồng in chìm
chính giữa trang, viền màu vàng đậm.
2.
Thể thức và nội dung in trên chứng chỉ chi tiết thực hiện theo Mẫu Chứng chỉ
quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 4. Số hiệu Chứng chỉ
giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Mỗi Chứng chỉ có một số hiệu riêng để theo dõi, quản lý.
2.
Số hiệu Chứng chỉ gồm tập hợp các ký hiệu bằng số và chữ. Số hiệu Chứng chỉ đảm
bảo phân biệt được thứ tự phôi Chứng chỉ được in, năm in phôi Chứng chỉ và
trường cao đẳng hoặc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cấp Chứng chỉ.
Điều 5. In ấn và quản lý
phôi Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Trường cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh chịu trách nhiệm in
ấn, quản lý phôi Chứng chỉ theo quy định tại quy chế này.
2.
Căn cứ mẫu Chứng chỉ quy định tại Điều 3 Quy chế này, Hiệu trưởng trường cao
đẳng, Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh quyết định phê duyệt
mẫu phôi Chứng chỉ của đơn vị mình, chịu trách nhiệm về nội dung in trên phôi
Chứng chỉ; tổ chức in phôi Chứng chỉ và gửi về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý.
3.
Việc in ấn, quản lý phôi Chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và
phải được lập sổ quản lý.
Điều 6. Quản lý Chứng chỉ
giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Khi cấp Chứng chỉ cho sinh viên, trường cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc
phòng và an ninh phải lập Sổ cấp Chứng chỉ.
2.
Sổ cấp Chứng chỉ được lập theo năm. Thông tin trong sổ được ghi theo thứ tự
thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm. Sổ có từ 02 trang
trở lên phải được đánh số trang và đóng dấu giáp lai giữa các trang liền kề.
Các nội dung ghi trên sổ phải bảo đảm chính xác, không được sửa chữa, tẩy xóa.
Nội dung cơ bản của Sổ cấp Chứng chỉ như sau:
a)
Số thứ tự;
b)
Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, ngành học của sinh viên được cấp
Chứng chỉ, trường cao đẳng sinh viên học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh
tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng (đối với trung tâm giáo dục
quốc phòng và an ninh);
c)
Xếp loại kết quả học tập, thời gian học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh;
Số hiệu Chứng chỉ và các thông tin khác (nếu cần thiết).
3.
Trường hợp Chứng chỉ in sai, viết sai (bao gồm cả trường hợp in sai, viết sai
đã được ký đóng dấu nhưng chưa cấp cho sinh viên) hoặc Chứng chỉ bị hư hỏng
hoặc chưa sử dụng do thay đổi mẫu phôi thì Hiệu trưởng trường cao đẳng, Giám
đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh phải lập hội đồng xử lý và có biên
bản hủy bỏ. Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ vào hồ sơ để theo dõi, quản lý.
Trường hợp Chứng chỉ bị mất, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng và
an ninh có trách nhiệm lập biên bản và thông báo ngay với Cơ quan công an, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi trường đặt trụ sở chính để xử
lý kịp thời.
Điều 7. Cấp Chứng chỉ giáo
dục quốc phòng và an ninh
1.
Thẩm quyền cấp Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
a)
Hiệu trưởng trường cao đẳng đủ điều kiện và được tổ chức dạy, học giáo dục quốc
phòng và an ninh theo quy định của pháp luật;
b)
Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cấp Chứng chỉ giáo dục quốc
phòng và an ninh theo quy định về liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh.
2.
Cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
a)
Trường hợp bản chính Chứng chỉ bị mất hoặc hư hỏng mà không sử dụng được, nếu
sinh viên đã được cấp Chứng chỉ có yêu cầu thì được cấp lại Chứng chỉ. Trường
hợp Chứng chỉ hư hỏng mà không sử dụng được, khi cấp lại, sinh viên phải nộp
lại Chứng chỉ đã cấp. Chứng chỉ được cấp lại có ghi “Cấp lại” tại mặt sau và
cột ghi chú của Sổ cấp Chứng chỉ có ghi “Cấp lại”. Chứng chỉ được cấp lại có
giá trị như bản chính;
b)
Trường hợp Chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai, in sai hoặc sinh viên
được cấp Chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc
thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính,
bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định của pháp luật, nếu sinh viên
đã được cấp Chứng chỉ có yêu cầu thì được cấp đổi Chứng chỉ. Khi cấp đổi, sinh
viên được cấp phải nộp lại Chứng chỉ đã cấp. Chứng chỉ được cấp đổi có ghi “Cấp
đổi” tại mặt sau và cột ghi chú của Sổ cấp Chứng chỉ có ghi “Cấp đổi”. Chứng
chỉ được cấp đổi có giá trị như bản chính;
c)
Người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ quy định tại khoản 1 Điều này có quyền cấp
lại, cấp đổi Chứng chỉ.
3.
Hiệu trưởng trường cao đẳng, Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
cấp Chứng chỉ hướng dẫn cụ thể về cách thức, thủ tục cấp lại, cấp đổi Chứng
chỉ.
Điều 8. Thu hồi Chứng chỉ
giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Chứng chỉ có thể bị xem xét thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a)
Chứng chỉ do người không có thẩm quyền cấp;
b)
Cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ;
c)
Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung chứng chỉ;
d)
Chứng chỉ cấp cho sinh viên có kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và
an ninh không đạt yêu cầu.
2.
Người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này quyết
định thu hồi Chứng chỉ đã cấp. Sinh viên bị thu hồi Chứng chỉ theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này được cấp lại bản chính Chứng chỉ theo quy định tại Quy
chế này.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ
của sinh viên được cấp Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Sinh viên được cấp Chứng chỉ có quyền sau đây:
a)
Yêu cầu trường cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cấp Chứng
chỉ; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên Chứng chỉ;
b)
Đề nghị người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy
chế này cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế
này;
c)
Khiếu nại việc thu hồi Chứng chỉ theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
d)
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, cấp phát Chứng chỉ theo quy
định của pháp luật.
2.
Sinh viên được cấp Chứng chỉ có các nghĩa vụ sau đây:
a)
Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để ghi nội dung trên Chứng
chỉ;
b)
Kiểm tra tính chính xác các thông tin ghi trên Chứng chỉ trước khi ký nhận
Chứng chỉ;
c)
Giữ gìn, bảo quản Chứng chỉ; không được tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trên
Chứng chỉ; không được cho người khác sử dụng Chứng chỉ của mình;
d)
Trình báo cho trường cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh nơi
mình theo học và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất Chứng chỉ;
đ)
Nộp lại Chứng chỉ trong trường hợp cấp đổi, thu hồi Chứng chỉ.
Điều 10. Trách nhiệm của
Hiệu trưởng trường cao đẳng, Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
1.
Ban hành quy định trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để
xảy ra vi phạm trong quản lý việc in, bảo quản, bảo mật, sử dụng phôi Chứng
chỉ, quản lý việc cấp phát Chứng chỉ tại cơ quan, tổ chức mình.
2.
Tổ chức in ấn, bảo quản, bảo mật, sử dụng phôi Chứng chỉ tại cơ quan, tổ chức
mình theo quy định của pháp luật và quy định của trường cao đẳng, trung tâm
giáo dục quốc phòng và an ninh.
3.
Tổ chức lập hồ sơ, sổ sách quản lý việc in, sử dụng phôi, cấp, thu hồi, hủy bỏ
phôi Chứng chỉ; hồ sơ, sổ sách cấp phát, cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ.
4.
Quản lý việc cấp phát Chứng chỉ; kiểm tra việc in, quản lý, sử dụng phôi Chứng
chỉ, cấp phát Chứng chỉ.
5.
Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ đối với việc in, quản lý phôi Chứng chỉ
theo quy định của pháp luật.
6.
Quyết định cấp Chứng chỉ, cấp lại, cấp đổi Chứng chỉ; thu hồi Chứng chỉ theo
quy định tại Quy chế này.
7.
Giải quyết khiếu nại trong việc cấp Chứng chỉ, cấp lại, cấp đổi, thu hồi Chứng
chỉ theo quy định của Quy chế này và pháp luật về khiếu nại.
8.
Chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp
luật về việc in, quản lý và cấp phát Chứng chỉ tại cơ quan, tổ chức mình.
9.
Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp)
số lượng phôi Chứng chỉ đã in, sử dụng, số lượng Chứng chỉ đã cấp, cấp lại, cấp
đổi, thu hồi, hủy bỏ trong năm.
Điều 11. Báo cáo việc quản
lý, cấp phát Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh
Trước
ngày 31 tháng 12 hằng năm, trường cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng và an
ninh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ quản số lượng phôi
Chứng chỉ đã in, sử dụng, số lượng Chứng chỉ đã cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi,
hủy bỏ trong năm.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp định kỳ, đột xuất kiểm tra, giám sát, xử lý vi
phạm trong quản lý, cấp phát Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh.
2.
Trường cao đẳng, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để xem
xét, giải quyết./.