SỬA ĐỔI 1:2019
QCVN 02:2016/BCT
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN TỜI TRỤC MỎ
National technical regulation on
safety of Mine windlass system
LỜI NÓI ĐẦU
Sửa đổi 1:2019 QCVN 02:2016/BCT sửa
đổi, bổ sung một số điều của QCVN 02:2016/BCT.
Sửa đổi 1:2019 QCVN 02:2016/BCT do Tổ soạn thảo Thông tư
Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 32/2016/TT-BCT ngày 15
tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn
và Môi trường công nghiệp trình duyệt, được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
theo Thông tư số
14/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2019.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
AN TOÀN TỜI TRỤC MỎ
SỬA ĐỔI 1:2019 QCVN 02:2016/BCT
National technical regulation on
safety of Mine windlass system Amendment 1:2019 QCVN 02:2016/BCT
Chương I
Quy định Chung
1. Bổ sung khoản 3,
khoản 4Điều 1 như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
“3. Khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 22,
Điều 26 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN 02:2016/BCT
không áp dụng cho các tời trục mỏ chở vật liệu phục vụ thi công trong công tác
đào lò, khai thác cho tầng, mức trong một khu khai thác.
4. Điểm 1.2.2 khoản 1 Điều 11 của Quy
chuẩn QCVN 02:2016/BCT không áp dụng cho các tời trục mỏ đã được lắp đặt
trước ngày sửa đổi này có hiệu lực.”
Chương II
Giếng và thiết bị lắp đặt trong
giếng
2.Điều 10 sửa đổi như sau:
Điều 10. Đào giếng đứng lắp đặt tời trục mỏ
“Trong quá trình thi công đào giếng đứng phải tuân thủ các quy định tại Điều
27 trong QCVN 01:2011/BCT và các yêu cầu sau:
1. Phải tiến hành các biện pháp chống rò rỉ nước, đảm bảo
lưu lượng nước chảy vào gương giếng không vượt quá 5 m3/h.
2. Sai lệch trục giếng so với thiết kế không được vượt
quá (50 + 0,15H)/1000, m. Trong đó: H là chiều sâu giếng tính bằng mét.
3. Các khe hở vận hành giữa những phần nhô ra tối đa của
thùng trục, khung chống và xà ngang trong giếng đứng của trục tải cố định phải
phù hợp với những giá trị ghi trong Bảng 1.
Bảng 1. Khoảng hở quy định cho
phép trong giếng
Loại cốt giếng | Loại và cách bố trí cốt giếng | Tên gọi của khe hở | Giá trị tối thiểu của khe hở (mm) | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1. Bằng gỗ | Bằng gỗ và
kim loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một phía và
hai phía | Giữa thùng
trục và cốt giếng | 200 | Đối với giếng chống bằng gỗ cho phép khe hở không nhỏ hơn 150mm khi bố trí các đường dẫn về một phía cũng như hai phía nếu
phần nhô ra lớn nhất của thùng trục cách tâm các đường dẫn không lớn hơn 1m |
2. Bằng bê
tông, gạch, bê tông đúc sẵn | Bằng kim
loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một và hai phía | Giữa thùng
trục và cốt giếng | 150 | |
3. Bằng bê
tông, gạch, bê tông đúc sẵn | Bằng gỗ và
kim loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một và hai phía | Giữa thùng
trục và cốt giếng | 200 | |
4. Bằng gỗ
bê tông gạch, vì chiubin | Các xà ngang
bằng kim loại, gỗ không giữ các đường dẫn hướng | Giữa các
thùng trục và xà ngang | 150 | Khi bố trí
các thùng trục trong giếng đặc biệt chật hẹp khe hở này không nhỏ hơn 100mm |
5. Bằng gỗ
bê tông gạch, vì
chiubin | Không có xà ngăn giữa các thùng trục | Giữa 2 thùng
trục chuyển
động | 200 | Khi các
thanh dẫn hướng cứng |
6. Bằng gỗ,
bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin | Bố trí các
đường dẫn hướng về một bên, hai bên sườn (cạnh) và ở mặt trước | Giữa thùng
cũi và các bộ phận của cơ cấu hạ thùng | 60 | Đối với các
giếng đưa vào sản xuất trước năm 1973, khe hở này có thể không nhỏ hơn 40 mm |
7. Bằng gỗ,
bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin | Bố trí các
đường dẫn hướng về một bên, hai bên sườn (cạnh) và ở mặt trước | Giữa xà
ngang và những phần nhô ra của thùng trục, cách tâm của các đường dẫn hướng
một khoảng đến 750 mm | 40 | Khi trên thùng
trục có các con lăn dỡ tải nhô ra, khe hở giữa con lăn và xà ngang cần phải
tăng thêm 25mm |
8. Bằng gỗ,
bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin | Bằng gỗ có
bố trí các đường dẫn hướng ở mặt trước | Giữa những
xà ngang không giữ đường dẫn hướng và thùng cũi | 50 | |
9. Bằng gỗ,
bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin | Bằng kim
loại và gỗ, không phụ thuộc vào sự bố trí của các đường dẫn hướng | Giữa mép
ngoài của bạc dẫn hướng thùng trục và cơ cấu để bắt các đường dẫn hướng vào xà ngang. | 15 | |
10. Bằng gỗ,
bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn, vì chiubin | Bố trí các
đường dẫn hướng về một bên, hai bên và mặt trước | Giữa những
phần nhô ra nhiều nhất và xa nhất so với tâm của thùng trục và xà ngang có tính đến sự mòn của đường dẫn hướng, bạc dẫn hướng và khả
năng có thể quay của thùng trục | 25 | Đối với mỏ
thiết kế mới |
11. Bằng gỗ,
gạch, bê tông, vì chu bin | Bằng kim
loại và gỗ, không phụ thuộc vào sự bố trí của các đường dẫn hướng | Giữa những
ray của mặt bằng nhận và thùng cũi | 30 | |
12. Tất cả
các loại vì
chống | Có các đường
dẫn hướng bằng cáp của trục tải nhiều cáp | Giữa các
thùng trục và vì chống xà ngang hoặc thanh giằng trong giếng | 225 | Khi giếng
sâu đến 800 m |
265 | Khi giếng sâu hơn 800m |
Giữa những
thùng trục chuyển động của một trục tải | 300 | Trong tất cả
các trường hợp, các khe hở vận hành không được nhỏ hơn 0,75 các khe hở thiết
kế |
Giữa những
thùng trục tải lân cận | 350 |
13. Tất cả các loại vì chống | Có các đường
dẫn hướng bằng cáp của trục tải một cáp | Giữa những
thùng trục chuyển động của một trục tải | 300 | Khe hở theo
thiết kế |
Giữa những
thùng trục chuyển động của các trục tải kề nhau | 350 | |
Giữa những
thùng trục và vì
chống, xà ngang hoặc thanh giằng trong giếng | 240 |
4. Khi đào giếng, khoảng cách của những cáp dẫn hướng ở giữa các thùng trục không được nhỏ hơn 300 mm. Khi chiều
sâu của giếng lớn hơn 400m buộc phải đặt các cơ cấu ngăn ngừa khả năng va chạm
của các thùng trục đào giếng. Các cơ cấu này không cần thiết nếu khe hở giữa
những cáp dẫn hướng ở giữa lớn hơn hoặc bằng (250 +
H/3000) mm, trong đó H là chiều sâu của giếng, tính bằng milimét.
5. Khe hở giữa thùng trục đào lò đang chuyển động và
khung chống giếng hoặc những phần nhô ra của trang thiết bị đặt trong giếng
(đường ống dẫn, xà chống...) không nhỏ hơn 400 mm.
6. Khe hở giữa các thành (cạnh) của miệng ống loe sàn đào
lò và các phần chuyển động nhô ra của khung định hướng thùng trục đào lò không
được nhỏ hơn 100 mm.
7. Trường hợp đặt cốt giếng cùng với thời gian đào giếng,
khe hở tối thiểu giữa các phần nhô ra lớn nhất của thùng trục đào lò hoặc của
khung dẫn hướng và các xà ngang được quy định như sau:
a) 350 mm đối với đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt
phẳng vuông góc với các xà ngang.
b) 400 mm đối với đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt
phẳng song song với các xà ngang.
c) 30 mm đối với đường dẫn hướng cứng (ray, thép chữ
nhật).
d) Phải kiểm tra các khe hở trên trước khi cho thùng trục
chuyển động.”
Chương IV
Quy định về an toàn trong thiết
kế, chế tạo tời trục mỏ
3.Khoản 1, khoản 6 Điều 17 sửa
đổi như sau:
Điều 17. Quy định chung
“1. Thiết kế mới, chế tạo, cải tiến, lựa chọn, lắp đặt
tời trục mỏ phải phù hợp với các yêu cầu an toàn đối với tời trục mỏ tại Quy
chuẩn này, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác than hầm lò QCVN
01: 2011/BCT, TCVN 4244:2005 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan.”
"6. Tuổi thọ theo thiết kế của hộp giảm tốc đối với trục tải mỏ và tời mỏ
chở người trong điều kiện hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn của nhà chế tạo và
quy định của Quy chuẩn này không nhỏ hơn 50.000 giờ."
4.Điều 18 sửa đổi như sau:
Điều 18. Quy định về ghi nhãn tời trục mỏ
“1. Nhãn hiệu tời trục mỏ phải phù hợp với quy định tại
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về
nhãn hàng hóa.
2. Cách ghi và đọc mã hiệu tời trục mỏ theo Phụ lục II.”
5.Khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều 21 sửa đổi như sau:
Điều 21. Tang quấn cáp
“1. Tỷ số giữa đường kính tang và đường kính cáp thép của
tời trục mỏ phải đảm bảo:
1.1. Đối với trục tải mỏ:
1.1.1. Loại tang quấn cáp một đầu:
a) Lắp đặt trên mặt đất: ≥ 80.
b) Lắp đặt dưới hầm lò: ≥ 60.
1.1.2. Loại tang ma sát:
a) Lắp đặt trên mặt đất (kể cả puly tháp giếng): ≥ 90.
b) Lắp đặt dưới hầm lò: ≥ 80.
1.2. Đối với tời mỏ:
1.2.1. Loại tang quấn cáp một đầu:
a) Vận chuyển người ≥ 60.
b) Vận chuyển hàng ≥ 25.
1.2.2. Loại tang ma sát:
a) Vận chuyển người ≥ 60.
b) Vận chuyển hàng ≥ 50.
1.2.3. Loại vô cực:
Vận chuyển người, vận chuyển hàng bằng phương pháp kéo
chạy trên ray hoặc dẫn hướng đặt trên nền lò ≥ 25.
1.3. Khi sử dụng cáp thép dạng kín, các giá trị được quy định
tại khoản 1 Điều này được tăng thêm 20%.
2. Số lớp cáp quấn trên tang của tời trục mỏ phải đảm bảo
không vượt quá các giá trị sau:
2.1. Đối với giếng đứng:
a) Để vận chuyển người hoặc hàng - người: 1 lớp.
b) Để vận chuyển vật liệu:
2 lớp.
2.2. Đối với giếng nghiêng:
a) Để vận chuyển người hoặc vật liệu tại các đường lò có
góc dốc từ 30° đến 45°: 2 lớp.
b) Để vận chuyển người hoặc vật liệu tại các đường lò có góc dốc dưới 30°: 3 lớp.
4. Tang quấn nhiều lớp cáp phải đảm bảo các điều kiện:
c) Tời trục mỏ đang hoạt động tại các đường lò có góc dốc dưới 45°, khi tiến hành đào tiếp xuống các mức, tầng phía dưới cho
phép tăng số lớp cáp được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2.2 Điều này thêm
một lớp và phải có cơ cấu để chuyển tiếp cáp từ
lớp này sang lớp khác đồng thời phải có bảo vệ để loại
trừ khả năng làm việc của tời trục mỏ khi cáp quấn trên tang vượt quá số lớp
quy định.”
6.Khoản
2 Điều 25 sửa đổi như sau:
Điều 25. Chạy thử nghiệm hộp giảm tốc
“2. Nhiệt độ bề mặt bên ngoài hộp giảm tốc không lớn hơn
75° C. Độ gia tăng nhiệt độ của dầu bôi trơn bên trong hộp giảm tốc không vượt
quá 35° C.”
Chương V
Thiết bị bảo vệ an toàn, bảo vệ liên động tời trục mỏ
7.Điểm d khoản 10 và khoản 28 Điều 33 sửa đổi như sau:
Điều 33. Hệ thống phanh
“10. Thiết bị phanh đĩa thủy lực
d) Trên hệ thống phanh đĩa phải bố trí cơ cấu cảnh báo độ
mòn má phanh.
28. Độ mòn má phanh: Theo quy định của nhà chế tạo."
Chương IX
Tín hiệu, đàm thoại tời trục mỏ
8.Khoản 4 Điều 50 sửa đổi như sau:
Điều 50. Trang bị tín hiệu điều khiển tại các sàn tiếp nhận
“4. Đối với tời trục mỏ chở người, hàng - người ở các đường lò có góc dốc lớn hơn hoặc bằng 45°, ngoài tín hiệu làm việc và
sửa chữa, phải có tín hiệu dự phòng và chức năng của hệ thống tín hiệu dự phòng
không được khác với hệ thống tín hiệu đang làm việc. Hệ thống tín hiệu dự phòng
phải được cấp điện từ nguồn điện riêng, trừ trường hợp tồn tại 2 tời trục mỏ
trong cùng một giếng và mỗi tời trục mỏ đó đảm bảo chở
người lên - xuống từ tất cả các mức tầng khai thác."
Chương X
Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng,
sửa chữa tời trục mỏ
9.Điểm 1.2 khoản 1 Điều 57, sửa
đổi như sau:
Điều 57. Nội dung và thời hạn kiểm tra tời trục mỏ
“1.2. Các chức danh được quy định tại Điều này phải tham
gia kiểm tra lập biên bản kiểm tra và ký, ghi rõ
họ tên sau khi đưa ra nhận xét và xử lý thông số kỹ thuật
an toàn tời trục mỏ đã kiểm tra.”
Chương XII
Tổ chức thực hiện
10.Khoản 2 Điều 64, sửa đổi như
sau:
Điều 64. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
“2. Sở Công Thương có trách
nhiệm
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông
tư này đối với các tổ chức có liên quan tới tời
trục mỏ trên địa bàn quản lý.”
11. Bổ sung khoản 6Điều 65 bổ sung như sau:
Điều 65. Hiệu lực thi hành
“6. Khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 21,
khoản 6 Điều 30 trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ QCVN
02:2016/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2016/TT-BCT ngày 15 tháng 12
năm 2016 của Bộ Công Thương bị bãi bỏ./.