Thông tư 12/2016/TT-BXD Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
12/2016/TT-BXD
Thông tư
Còn hiệu lực
29-06-2016
02-08-2016
15-08-2016
Bộ Xây dựng Số: 12/2016/TT-BXD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ CỦA NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng,
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù,
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định về nội dung hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến công tác lập quy hoạch xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
1. Nội dung thể hiện đối với thuyết minh, bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải phù hợp với từng loại quy hoạch và tuân thủ các quy định tại Chương II của Thông tư này.
2. Hệ thống ký hiệu bản vẽ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù phải tuân thủ theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
NỘI DUNG HỒ SƠ NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HỒ SƠ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC VÙNG LIÊN TỈNH, VÙNG TỈNH, VÙNG LIÊN HUYỆN, VÙNG HUYỆN, VÙNG CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ, VÙNG DỌC TUYẾN ĐƯỜNG CAO TỐC, HÀNH LANG KINH TẾ LIÊN TỈNH THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH TẠI MỤC 1 CỦA THÔNG TƯ NÀY
Điều 3. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng; bản đồ ranh giới và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng:
a) Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch; cơ sở xác định quy mô, phạm vi và ranh giới vùng lập quy hoạch xây dựng.
b) Xác định quan Điểm, Mục tiêu quy hoạch; tính chất, chức năng, vai trò của vùng.
c) Yêu cầu cơ bản về nội dung, mức độ Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng vùng lập quy hoạch.
d) Cơ sở và phương pháp xác định động lực phát triển vùng; dự báo sơ bộ về: dân số, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội…; đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
e) Yêu cầu về định hướng phát triển không gian vùng lập quy hoạch: Hệ thống đô thị, nông thôn; các khu chức năng đặc thù (cấp quốc gia, cấp tỉnh); hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp vùng và các yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng.
g) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị trí, ranh giới của vùng, mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường có ảnh hưởng tới vùng quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Các sơ đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh và tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.
c) Các sơ đồ về phân vùng và định hướng phát triển không gian vùng: Xác định các vùng phát triển, bảo tồn, hạn chế phát triển, vùng cấm phát triển; tổ chức hệ thống các đô thị, các khu vực dân cư nông thôn; phân bố, xác định quy mô các không gian phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; các vùng nghỉ ngơi du lịch, khai thác, bảo vệ thiên nhiên, tôn tạo, các vùng di tích lịch sử văn hóa và các chức năng khác, phân bố cơ sở kinh tế - kỹ thuật cấp vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh và tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.
d) Các sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng: Giao thông, cao độ nền, thoát nước mặt, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 hoặc 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh và tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.
đ) Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch xây dựng vùng; các căn cứ lập quy hoạch; quan Điểm và Mục tiêu phát triển của vùng.
b) Phân tích, đánh giá Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội vùng; hiện trạng phân bố đô thị và nông thôn, sự biến động về dân số trong vùng lập quy hoạch; hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai; hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng; hiện trạng tài nguyên và môi trường vùng; hiện trạng các chương trình, dự án đầu tư phát triển đối với vùng lập quy hoạch; đánh giá công tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đối với các vùng liên tỉnh, liên huyện, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh: Đánh giá việc phối hợp, liên kết phát triển giữa các tỉnh, các huyện trong vùng; nêu rõ hiệu quả, bất cập trong triển khai việc liên kết phát triển đối với công tác quản lý thực hiện quy hoạch, làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong đồ án quy hoạch.
Các nội dung trên yêu cầu trình bày mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng và phải kèm theo các sơ đồ, bảng biểu minh họa.
c) Xác định động lực và tiềm năng phát triển của vùng.
d) Dự báo về kinh tế - xã hội, dân số, lao động, tỷ lệ đô thị hóa, sử dụng đất, môi trường; các rủi ro về biến động, thảm họa thiên nhiên, …
đ) Định hướng phát triển không gian theo Mục tiêu và tính chất phát triển vùng. Nội dung cụ thể bao gồm: Phân vùng phát triển đô thị, công nghiệp, khu kinh tế, du lịch, hạ tầng xã hội, bảo tồn (cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa lịch sử), nông thôn, sử dụng đất.
e) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng về giao thông, cao độ nền và thoát nước mặt, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang.
g) Xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường; các dự án cần được nêu rõ quy mô đầu tư xây dựng, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn thực hiện.
h) Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với vùng có phạm vi bao gồm nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, cần kiến nghị mô hình, cơ chế quản lý và liên kết phát triển vùng liên tỉnh.
i) Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Mục g Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 44/2015/NĐ-CP).
Thuyết minh đồ án phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh.
3. Quy định quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng: Nội dung theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm các văn bản pháp lý liên quan.
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Điều 5. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị
Nhiệm vụ quy hoạch chung các đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn thực hiện theo quy định tại Điều này.
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng, bản đồ ranh giới và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung đô thị.
b) Nêu tóm tắt hiện trạng về đô thị, các quy hoạch và dự án đang triển khai; yêu cầu đối với việc thu thập tài liệu; yêu cầu về định hướng phát triển không gian đô thị, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, di sản, di tích, các công trình đầu mối, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đánh giá môi trường chiến lược. Đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội để có thể nghiên cứu ở bước lập đồ án quy hoạch, đáp ứng Mục tiêu, tính chất, định hướng phát triển đô thị.
c) Xác định tính chất, động lực phát triển, vai trò đô thị đối với vùng và cả nước; quan Điểm và Mục tiêu quy hoạch; xác định những vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch.
d) Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế - xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, nông thôn và hạ tầng kỹ thuật.
đ) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch phù hợp với từng loại đô thị.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
1. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; mối quan hệ giữa đô thị, nông thôn về Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; không gian phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.
- Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, Điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất (xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị ...); xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.
- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.
- Bản đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng đô thị của khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống cây xanh, quảng trường trung tâm cấp đô thị.
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị (sau đây viết tắt là Thông tư 06/2013/TT-BXD).
- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:
- Phân tích vị trí, đánh giá hiện trạng Điều kiện tự nhiên; hiện trạng dân số, sử dụng đất. Yêu cầu đánh giá kỹ về không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đánh giá công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch được duyệt; xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết. Các số liệu phải được tổng hợp, thể hiện bằng sơ đồ, bảng biểu kèm theo thuyết minh ngắn gọn, rõ ràng.
- Xác định Mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho toàn thành phố, từng đô thị và từng khu vực chức năng.
- Dự báo tác động của Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát triển thành phố, tỷ lệ đô thị hóa; quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố, từng đô thị và khu chức năng.
- Định hướng phát triển không gian: Xác định cấu trúc hệ thống các khu vực chức năng đô thị, các vùng và khu vực chức năng khác trong toàn thành phố (các trung tâm hành chính, thương mại, đào tạo, văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, công nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn, ...); các khu vực dân cư nông thôn; xác định các trục không gian, hành lang phát triển của thành phố; định hướng cải tạo các khu vực đô thị hiện hữu.
- Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm: Hướng phát triển, cải tạo, mở rộng khu vực đô thị trung tâm; xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng, xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị; nguyên tắc quản lý phát triển đối với các khu chức năng.
- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống công viên cây xanh, không gian công cộng và quảng trường đô thị.
- Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn đô thị và khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố và định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm làm cơ sở triển khai đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 37/2010/NĐ-CP).
- Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
c) Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
d) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
đ) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
2. Đối với các thành phố, thị xã thuộc Tỉnh
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Xác định vị trí, ranh giới lập quy hoạch; thể hiện các mối quan hệ giữa đô thị và vùng có liên quan về kinh tế - xã hội; Điều kiện địa hình, các vùng có ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; hạ tầng kỹ thuật đầu mối và các vấn đề khác tác động đến phát triển đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hiện trạng giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn; thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, Điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất: Xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc Tỉnh, thị xã bao gồm:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng Điều kiện tự nhiên, dân số, sử dụng đất, không gian đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đánh giá công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch đã được duyệt; xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
- Xác định Mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị.
- Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối với đô thị và từng khu vực chức năng.
- Dự báo tác động của Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, tỷ lệ đô thị hóa; quy mô dân số, đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị và các khu chức năng.
- Định hướng phát triển không gian đô thị gồm: Cấu trúc và hướng phát triển đô thị (khu đô thị hiện hữu và khu đô thị mới); xác định các hệ thống trung tâm (có kết hợp với phân khu vực sử dụng không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm), công viên, hành lang cây xanh và không gian mở, quảng trường trung tâm cấp đô thị; định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn; đề xuất tổ chức không gian, kiến trúc cho các vùng kiến trúc, cảnh quan, các trục không gian chính, quảng trường, cửa ngõ đô thị, Điểm nhấn đô thị; xác định mối liên hệ giữa không gian đô thị cũ và mới.
- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống cây xanh, quảng trường đô thị.
- Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước bẩn, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang.
- Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc Tỉnh, thị xã phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
c) Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
d) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
đ) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
3. Đối với các thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Xác định vị trí, ranh giới lập quy hoạch; thể hiện các mối quan hệ giữa đô thị và vùng, khu vực có liên quan về kinh tế - xã hội; Điều kiện địa hình, địa vật, các vùng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc cảnh quan đô thị; hạ tầng kỹ thuật đầu mối và các vấn đề khác tác động đến phát triển đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); hiện trạng giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn; thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở từ thuyết minh có tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, Điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất: Xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Thuyết minh:
Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn bao gồm:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng Điều kiện tự nhiên, dân số, sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đánh giá công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt; xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết trong đồ án.
- Xác định Mục tiêu, tính chất và động lực phát triển đô thị.
- Lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong đồ án.
- Dự báo về kinh tế - xã hội, tỷ lệ đô thị hóa, quy mô dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Định hướng phát triển không gian đô thị gồm hướng phát triển và cải tạo đô thị; phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị; xác định các trung tâm, công viên cây xanh, quảng trường trung tâm và không gian mở của đô thị; tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan cho các khu chức năng của đô thị, trục không gian chính.
- Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống công viên cây xanh, không gian công cộng và quảng trường đô thị.
- Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị theo các giai đoạn quy hoạch.
- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước bẩn, quản lý chất thải và nghĩa trang.
- Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
c) Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
d) Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
đ) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị và bản đồ xác định ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch phân khu; phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất, sơ bộ hiện trạng khu vực lập quy hoạch phân khu. Xác định những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch. Quy hoạch phân khu đô thị phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
b) Nêu các chỉ tiêu cơ bản dự kiến áp dụng trong đồ án về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt; các yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
c) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch.
d) Yêu cầu đối với công tác Điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, tổ chức không gian, phân khu chức năng, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật và đánh giá môi trường chiến lược.
đ) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
1. Thành phần bản vẽ bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
b) Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
e) Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
g) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
h) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
i) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
k) Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị gồm:
a) Mục tiêu và phạm vi lập quy hoạch.
b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch; dự báo về dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch.
c) Xác định nguyên tắc, đề xuất giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng khu chức năng, từng ô phố, trục đường chính, khu vực không gian mở, không gian công cộng, khu vực Điểm nhấn trong khu quy hoạch; các quy định về sử dụng đất.
d) Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
đ) Xác định các dự án đầu tư xây dựng và nguồn lực thực hiện.
e) Phân tích, đánh giá về tác động môi trường phù hợp với nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.
g) Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt theo tỷ lệ thích hợp và bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi Tiết đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
2. Thuyết minh:
a) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng, sơ bộ hiện trạng khu vực lập quy hoạch chi Tiết. Quy hoạch chi Tiết phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.
b) Đánh giá sơ bộ hiện trạng, xác định những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi Tiết.
c) Dự kiến các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về quy mô dân số, nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
d) Yêu cầu cụ thể về việc Điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu.
đ) Dự kiến các hạng Mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch chi Tiết đô thị; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu khác.
e) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.
b) Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan, hạ tầng xã hội và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
e) Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
g) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
h) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500;
i) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
k) Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.
2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chi Tiết đô thị bao gồm:
a) Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về bố trí công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất.
b) Xác định vị trí, quy mô các khu đặc trưng cần kiểm soát, các nội dung cần thực hiện để kiểm soát và các quy định cần thực hiện.
c) Các giải pháp về thiết kế đô thị, kiến trúc công trình cụ thể và cảnh quan khu vực quy hoạch.
d) Xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm (các công trình công cộng ngầm, các công trình nhà cao tầng có xây dựng tầng hầm, …)
đ) Phân tích, đánh giá về tác động môi trường phù hợp với nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.
e) Dự kiến sơ bộ về tổng mức đầu tư; đề xuất giải pháp về nguồn vốn và tổ chức thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chi Tiết đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi Tiết đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
1. Bản vẽ bao gồm: Bản đồ ranh giới lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do lập quy hoạch, quan Điểm và Mục tiêu của đồ án theo chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
b) Nêu các yêu cầu về đánh giá tổng hợp về hạ tầng kỹ thuật; rà soát, phân tích lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; dự báo nhu cầu; các yêu cầu về vị trí, quy mô cụ thể của hệ thống các công trình đầu mối cũng như các giải pháp về mạng lưới kỹ thuật.
c) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
1. Đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông đô thị
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và mạng lưới giao thông chính kết nối. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông đối ngoại, giao thông đô thị; vị trí, quy mô các nhà ga, cảng hàng không - sân bay, cảng sông, cảng biển, bến xe khách liên tỉnh, bãi đỗ xe lớn. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Sơ đồ quy hoạch hệ thống giao thông. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000:
+ Hệ thống giao thông đối ngoại bao gồm: Quy mô, hướng tuyến đường bộ, đường sắt quốc gia, đường thủy, đường không; vị trí, quy mô các cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến cảng, cảng nội địa, bến xe khách liên tỉnh.
+ Hệ thống giao thông đô thị bao gồm: Mạng lưới đường đô thị (đến đường phố chính cấp khu vực); đường sắt đô thị; đường thủy; vị trí, loại hình, quy mô các nút giao thông quan trọng, bến bãi đỗ xe, nhà ga trung tâm vận chuyển hành khách, cầu lớn vượt sông, cầu vượt, hầm đường bộ; các tuyến vận tải hành khách công cộng chủ yếu.
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đô thị; các giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 22 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh họa.
c) Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt.
2. Đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đô thị
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống sông, thủy lợi chính của vùng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng đánh giá tổng hợp đất xây dựng, hệ thống tiêu thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Sơ đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000:
+ Lưu vực thoát nước, hệ thống tiêu, thoát nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối.
+ Cao độ nền tại các khu vực của đô thị và các đường phố chính cấp đô thị.
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng địa hình, các Điều kiện địa chất công trình, thủy văn, các khu vực có tai biến môi trường, đề xuất các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 23 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng, tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và Quyết định phê duyệt.
3. Đồ án quy hoạch cấp điện đô thị
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu, phạm vi lập quy hoạch và hệ thống truyền tải điện. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp điện: Nguồn điện, các tuyến truyền tải, phân phối; vị trí và quy mô các trạm biến áp. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch cấp điện: Nguồn điện, các tuyến truyền tải, phân phối; vị trí và quy mô các trạm biến áp. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Các bản vẽ minh họa (nếu có).
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp và đánh giá cụ thể hiện trạng cấp điện, đề xuất các giải pháp quy hoạch cấp điện đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Điều 24 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng và tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
4. Đồ án quy hoạch chiếu sáng đô thị
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng hệ thống chiếu sáng đô thị: Hiện trạng hệ thống cấp điện chung của đô thị, lưới điện chiếu sáng các trục chính đến cấp khu vực. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch chiếu sáng đô thị: Chủ đề, ý tưởng chiếu sáng đô thị theo khu chức năng đô thị, các không gian công cộng, các trục chính đến cấp khu vực và các Điểm nhấn đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Các bản vẽ minh họa (nếu có).
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp và đánh giá cụ thể hiện trạng về chiếu sáng đô thị; các giải pháp quy hoạch chiếu sáng phải bảo đảm phù hợp với các quy định tại Điều 25 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, đồng thời phải làm rõ được chủ đề, ý tưởng chiếu sáng cho các khu chức năng đô thị, không gian công cộng, các công trình giao thông, chiếu sáng mặt ngoài công trình, chiếu sáng quảng cáo và khu vực lễ hội.
- Thuyết minh phải có bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng phân tích, tính toán và các hình ảnh minh họa.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
5. Đồ án quy hoạch cấp nước đô thị.
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước thể hiện: Vị trí, quy mô các công trình cấp nước, tuyến truyền tải và tuyến phân phối nước (cấp 1 và cấp 2). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch cấp nước: Phân vùng cấp nước; vị trí các tuyến truyền tải và tuyến phân phối; vị trí, quy mô các công trình cấp nước. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện trạng về hệ thống cấp nước; trữ lượng và nguồn nước; đề xuất các giải pháp quy hoạch cấp nước phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 26 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng, tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
6. Đồ án quy hoạch thoát nước thải đô thị.
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước: Vị trí, quy mô các công trình thoát nước, tuyến thoát nước cấp I và cấp II. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Sơ đồ quy hoạch thoát nước: Phân vùng thoát nước; vị trí các tuyến thoát nước cấp I, cấp II; vị trí, quy mô các công trình thoát nước. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện trạng về: hệ thống thoát nước, diễn biến môi trường, khả năng tiêu thoát. Đề xuất các giải pháp quy hoạch phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 27 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng và tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
7. Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn.
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng xử lý chất thải rắn: Vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch xử lý chất thải rắn thể hiện vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn, các trạm trung chuyển. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện trạng về xử lý chất thải rắn; các giải pháp quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 28 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng và tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
8. Đồ án quy hoạch nghĩa trang.
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng thể hiện vị trí, quy mô, loại nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch nghĩa trang thể hiện vị trí, quy mô, loại và cấp nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
b) Thuyết minh:
- Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện trạng về phân bố nghĩa trang; các giải pháp quy hoạch nghĩa trang cụ thể trong một đồ án phải đảm bảo phù hợp với các quy định tại Điều 29 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
- Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng và tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
9. Đồ án quy hoạch hạ tầng viễn thông.
a) Thành phần bản vẽ:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng bao gồm: Ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
- Bản đồ hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc: Vị trí, quy mô các trạm thu phát, hệ thống truyền dẫn thông tin hữu tuyến. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc: Các tuyến truyền dẫn, trạm thu phát khu vực, các công trình đầu mối. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
b) Thuyết minh:
Nội dung thuyết minh cần phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc, đề xuất các giải pháp quy hoạch thông tin liên lạc đảm bảo phù hợp các quy định tại Điều 30 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
Thuyết minh phải có sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, biểu bảng và tính toán phân tích.
c) Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt.
QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU CHỨC NĂNG ĐẶC THÙ
Điều 13. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng; bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch, phạm vi, quy mô và ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng; nêu tóm tắt về hiện trạng khu quy hoạch và những vấn đề bất cập.
b) Xác định quy mô, tính chất của khu quy hoạch, quan Điểm và Mục tiêu quy hoạch.
c) Đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản áp dụng, dự báo sơ bộ về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi lập quy hoạch.
d) Yêu cầu về công tác Điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu, số liệu; phương hướng phát triển của khu chức năng đặc thù, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối, hạ tầng xã hội, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung, đánh giá môi trường chiến lược.
đ) Xác định sơ bộ những vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.
e) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
4. Các văn bản pháp lý liên quan.
5. Các khu chức năng đặc thù có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, nằm trong khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt thì không phải lập quy hoạch chung xây dựng mà tiến hành lập các bước quy hoạch phân khu và quy hoạch chi Tiết xây dựng theo quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Thể hiện các mối quan hệ giữa khu quy hoạch và vùng có liên quan về kinh tế - xã hội; Điều kiện địa hình, các vùng có ảnh hưởng lớn đến không gian, kiến trúc cảnh quan trong khu quy hoạch; hạ tầng kỹ thuật đầu mối và các vấn đề khác tác động đến sự phát triển của khu chức năng đặc thù. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
b) Các bản đồ hiện trạng gồm: Hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan và hạ tầng xã hội, giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
c) Bản đồ đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng: Xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển; xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển trong khu chức năng đặc thù. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
d) Sơ đồ cơ cấu phát triển khu quy hoạch (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án).
đ) Sơ đồ định hướng phát triển không gian: Xác định cấu trúc phát triển không gian khu quy hoạch theo các khu vực chức năng; nhấn mạnh các không gian công cộng, các trục chính, không gian mở, quảng trường, công viên, mặt nước; các liên kết về giao thông và hạ tầng kỹ thuật giữa các khu vực. Đối với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu công nghệ cao, phải xác định và thể hiện phạm vi ranh giới các khu vực cần can thiệp kiểm soát phát triển như: Khu vực bảo tồn tôn tạo, cải tạo chỉnh trang, khu vực phát triển mới, các khu vực kiến trúc cảnh quan khác cần được bảo vệ. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Xác định các khu vực theo cấu trúc không gian và chức năng sử dụng đất; đề xuất các thông số kinh tế - kỹ thuật chính, các chỉ tiêu sử dụng đất của từng khu vực. Đối với các khu vực không gian chính của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu nghiên cứu, đào tạo cần quy định tầng cao xây dựng tối đa và tối thiểu. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
g) Các bản vẽ định hướng kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan: Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan trong khu quy hoạch; đề xuất tổ chức không gian các trục, khu chức năng quan trọng (khu trung tâm, khu vực cửa ngõ, trục không gian chính, quảng trường, không gian cây xanh, mặt nước và các khu vực, công trình Điểm nhấn,...). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
h) Các bản đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cao độ nền và thoát nước mưa, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, thoát nước bẩn, quản lý chất thải và nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
i) Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
a) Phân tích, đánh giá các Điều kiện tự nhiên và hiện trạng; xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết.
b) Xác định Mục tiêu, động lực phát triển; dự báo quy mô dân số, lao động; lựa chọn, xác định các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu, từng Điểm đô thị, nông thôn (nếu có) và từng khu vực chức năng.
c) Đề xuất, lựa chọn cấu trúc phát triển không gian khu quy hoạch gồm định hướng phát triển hệ thống các Điểm dân cư đô thị, nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội; định hướng các khu vực chức năng khác cho toàn khu (công nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn,...).
d) Quy định kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu quy hoạch: Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển của khu quy hoạch, làm cơ sở xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng của khu quy hoạch.
đ) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu chức năng đặc thù gồm giao thông, chuẩn bị kỹ thuật, cung cấp năng lượng, viễn thông, cấp nước, quản lý chất thải và nghĩa trang.
e) Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
g) Kinh tế: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo các giai đoạn quy hoạch; đề xuất, kiến nghị nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù: Nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.
6. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch và bản đồ ranh giới, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh:
a) Lý do, căn cứ và sự cần thiết lập quy hoạch phân khu xây dựng. Luận chứng về phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch. Xác định các vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch phân khu xây dựng.
b) Đề xuất, lựa chọn các chỉ tiêu cơ bản áp dụng, dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu quy hoạch, trên cơ sở phân tích, tổng hợp từ các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt.
c) Các yêu cầu về công tác Điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu, tổ chức không gian, phân khu chức năng, kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và đánh giá môi trường chiến lược.
d) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
4. Các văn bản pháp lý liên quan.
5. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô từ 200 ha đến 500 ha: Quy hoạch phân khu xây dựng được lập trên nền bản đồ tỷ lệ 1/2.000 với đầy đủ các nội dung yêu cầu để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
b) Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000
d) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
đ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
e) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Tỷ lệ thích hợp.
g) Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
h) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
i) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
k) Các bản vẽ định hướng, quy định việc kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng: Xác định chỉ tiêu khống chế về Khoảng lùi, kiến trúc cảnh quan dọc các trục đường chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình Điểm nhấn và từng ô phố cho khu vực thiết kế. Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
l) Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng gồm:
a) Xác định Mục tiêu, phạm vi, ranh giới và căn cứ lập quy hoạch.
b) Phân tích, đánh giá các Điều kiện tự nhiên và hiện trạng; xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch phân khu.
c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo Mục đích sử dụng, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.
d) Xác định yêu cầu, nguyên tắc và đề xuất giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan (đối với từng khu chức năng, từng ô phố, trục đường chính, khu vực không gian mở, khu vực Điểm nhấn), hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
đ) Quy định việc kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch phân khu: Các chỉ tiêu khống chế về Khoảng lùi, kiến trúc cảnh quan dọc các trục đường chính, khu trung tâm; các khu vực không gian mở, các công trình Điểm nhấn và từng ô phố cho khu vực thiết kế.
e) Xác định chương trình, dự án, hạng Mục hạ tầng kỹ thuật ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
g) Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP
h) Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu xây dựng phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán và các văn bản pháp lý liên quan).
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu xây dựng: Nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án.
1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung xây dựng theo tỷ lệ thích hợp và bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi Tiết xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
2. Thuyết minh:
a) Luận chứng về sự cần thiết, các căn cứ lập quy hoạch; xác định phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực lập quy hoạch chi Tiết xây dựng.
b) Xác định những nội dung, vấn đề cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi Tiết xây dựng.
c) Nêu các chỉ tiêu cơ bản áp dụng về quy mô, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy hoạch khác có liên quan.
d) Yêu cầu về công tác Điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược và những yêu cầu nghiên cứu khác.
đ) Đề xuất sơ bộ về cấu trúc, nguyên tắc tổ chức không gian khu vực lập quy hoạch chi Tiết trên cơ sở danh Mục các hạng Mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch chi Tiết xây dựng.
e) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.
3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.
4. Việc lập quy hoạch chi Tiết xây dựng khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất không cần thực hiện bước lập nhiệm vụ quy hoạch. Các khu công nghiệp, khu chế xuất có quy mô diện tích dưới 200 ha và cụm công nghiệp thì tiến hành lập ngay quy hoạch chi Tiết xây dựng để làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
1. Thành phần bản vẽ:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất, được trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000.
b) Bản đồ hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
c) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
d) Bản đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
đ) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định ranh giới từng khu đất và lô đất theo tính chất, chức năng sử dụng đối với đất xây dựng các công trình dân dụng, công cộng, hệ thống đường giao thông, khu cây xanh, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về quản lý sử dụng đất (tầng cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, ...). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
e) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Tỷ lệ thích hợp.
g) Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
h) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường: Giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải rắn, nghĩa trang. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
i) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.
k) Các bản vẽ quy định việc kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực lập quy hoạch: Xác định các công trình Điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng, tầm nhìn; xác định tầng cao xây dựng công trình, Khoảng lùi cho từng lô đất, trên từng tuyến phố và ngả giao nhau đường phố; xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc; hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường. Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.
l) Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch chi Tiết xây dựng gồm:
a) Phân tích, đánh giá các Điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu đất lập quy hoạch chi Tiết xây dựng; xác định các vấn đề liên quan cần được giải quyết trong đồ án quy hoạch chi Tiết.
b) Xác định chỉ tiêu về dân số, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho khu vực quy hoạch; chỉ tiêu sử dụng đất và yêu cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất.
c) Xác định vị trí, quy mô và quy định các khu đặc trưng cần kiểm soát.
d) Quy định hoặc đề xuất giải pháp thiết kế công trình cụ thể.
đ) Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
e) Dự kiến sơ bộ về tổng mức đầu tư; đề xuất giải pháp về nguồn vốn và tổ chức thực hiện.
Thuyết minh đồ án quy hoạch chi Tiết xây dựng phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.
3. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán và các văn bản pháp lý liên quan).
4. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi Tiết xây dựng: Nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và phải có các sơ đồ kèm theo.
5. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án.
HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH VÀ HỒ SƠ LƯU TRỮ
Điều 19. Nội dung hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch xây dựng
1. Đối với Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng:
Nội dung, thành phần hồ sơ nhiệm vụ, đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Thông tư này.
2. Đối với Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, nội dung, thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo của cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, trong đó nêu rõ: Lý do, sự cần thiết thực hiện Điều chỉnh cục bộ quy hoạch; nội dung Điều chỉnh cục bộ quy hoạch; phân tích, làm rõ tính liên tục, đồng bộ của toàn bộ đồ án quy hoạch xây dựng và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc Điều chỉnh cục bộ quy hoạch; đề xuất biện pháp khắc phục các vấn đề mới nảy sinh do Điều chỉnh cục bộ; lộ trình, tiến độ thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch cục bộ sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định. Kèm theo các văn bản pháp lý và tài liệu liên quan.
b) Các bản vẽ thể hiện các nội dung Điều chỉnh cục bộ, xác định các chỉ tiêu quy hoạch đạt được sau khi Điều chỉnh cục bộ quy hoạch; có sự tham chiếu, so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Dự thảo văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định việc Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng.
1. Đối với Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng
b) Thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch đã được cơ quan thẩm định xác nhận
c) Các tệp tin lưu giữ toàn bộ hồ sơ và các văn bản liên quan
2. Đối với Đồ án quy hoạch xây dựng, hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng
b) Thuyết minh và Bản vẽ đã được cơ quan thẩm định xác nhận
c) Các tệp tin lưu giữ toàn bộ hồ sơ
3. Đối với Điều chỉnh quy hoạch xây dựng, hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Điều chỉnh tổng thể quy hoạch: Theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Thông tư này.
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng: Quyết định phê duyệt Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng; báo cáo Điều chỉnh cục bộ và các bản vẽ cập nhật các nội dung Điều chỉnh cục bộ; các tệp tin lưu giữ toàn bộ hồ sơ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Điều Khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2016 và thay thế các văn bản pháp luật sau:
a) Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
b) Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch Xây dựng.
c) Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định về hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
d) Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế.
đ) Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 10/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
2. Sau ngày Thông tư này có hiệu lực, các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù đang được lập, chưa hoàn thành phải thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ đồ án theo quy định tại Thông tư này trước khi trình thẩm định.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư này về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
2. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng các tỉnh, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết./.