Thông tư 38/2014/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
38/2014/TT-BCT
Thông tư
Hết hiệu lực một phần
24-10-2014
09-11-2014
01-11-2014
Bộ Công thương Số: 38/2014/TT-BCT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 |
Thông tư
Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
83/2014/NĐ-CP ngày 03
tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
Căn cứ Nghị định số
95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số
83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Nghị định số
35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban
hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày
03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.
1. Bên giao đại lý: là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khi giao xăng dầu cho bên đại lý.
2. Bên đại lý: là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu khi nhận xăng dầu của bên giao đại lý.
3. Bên bán xăng dầu:
a) Là thương nhân đầu mối bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác hoặc cho thương nhân phân phối xăng dầu;
b) Là thương nhân phân phối xăng dầu bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu khác.
4. Bên mua xăng dầu:
a) Là thương nhân đầu mối mua xăng dầu của thương nhân đầu mối khác;
b) Là thương nhân phân phối xăng dầu mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối xăng dầu khác.
5. Bên nhượng quyền bán lẻ xăng dầu: là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, cấp quyền thương mại cho bên nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
6. Bên nhận quyền bán lẻ xăng dầu: là thương nhân kinh doanh xăng dầu, nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền bán lẻ xăng dầu.
7. Nhượng quyền bán lẻ xăng dầu: là việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tiến hành công việc kinh doanh bán lẻ xăng dầu của mình theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với hàng hóa, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phù hợp với thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu nhưng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.
1. Hợp đồng đại lý xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên đại lý và bên giao đại lý; hình thức đại lý; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá bán, thù lao đại lý; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này;
b) Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu; chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu và liên đới chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra trong hệ thống đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc của thương nhân phân phối hoặc của thương nhân là tổng đại lý (khi là Bên giao đại lý);
c) Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ; trả thù lao; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu đại lý theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Lựa chọn phương tiện vận tải xăng dầu đại lý, quy định trách nhiệm bảo hiểm người, phương tiện, bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển, trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu, rủi ro, tổn thất, quy trình giao nhận, cước phí vận chuyển và các quy định khác do các bên thoả thuận, cam kết trong hợp đồng đại lý.
2. Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.
Hợp đồng mua bán xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên bán và bên mua; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận, giá mua, giá bán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này.
2. Trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu.
3. Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ mua bán xăng dầu; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phải được lập thành văn bản, có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhượng quyền và bên nhận quyền; nội dung quyền bán lẻ xăng dầu; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận; giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này;
b) Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ xăng dầu khi thực hiện hoạt động nhượng quyền; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính;
2. Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng.
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu; Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) cho thương nhân.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Bộ Công Thương phối hợp hoặc ủy quyền Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính, Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của thương nhân, lập thành văn bản gửi về Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu; Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
2. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Bộ Công Thương, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản từ chối và nêu rõ lý do từ chối cấp Giấy phép cho thương nhân.
3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân:
a) Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân theo Mẫu số 2, Mẫu số 6, Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;
b) Sở Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân theo Mẫu số 4, Mẫu số 8, Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
4. Trường hợp cấp mới Giấy phép, thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ (bản sao) về Bộ Công Thương, Sở Công Thương qua đường công văn.
5. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi hoặc cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương, Sở Công Thương qua đường công văn hoặc qua mạng điện tử theo địa chỉ do Bộ Công Thương, Sở Công Thương thông báo trên trang thông tin điện tử.
6. Thương nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có trách nhiệm:
1. Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân đầu mối phải gửi đăng ký điều chỉnh về Bộ Công Thương.
2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân đầu mối gửi các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu kỳ kế tiếp.
3. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng kế tiếp.
4. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý là tổng đại lý, đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.
5. Ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác; hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu.
6. Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
7. Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp.
Công ty con của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, bao gồm:
a) Bán buôn cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp;
b) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu;
c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
d) Ký hợp đồng giao đại lý.
8. Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.
9. Lập kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu của mình tại các vùng, miền và các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
10. Căn cứ thời điểm được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, cáo cáo kết quả thực hiện lộ trình điều kiện cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu quy định tại Điều 7 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP theo Mẫu số 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương kèm theo các tài liệu chứng minh. Cụ thể:
a) Đối với kho, phương tiện vận tải: gửi về Bộ Công Thương trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi hoàn thành lộ trình;
b) Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu: gửi về Bộ Công Thương trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc đầu năm kế tiếp của kỳ báo cáo năm trước.
Thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm:
1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trong vòng mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân phải gửi đăng ký điều chỉnh về Bộ Công Thương.
2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân phân phối xăng dầu gửi các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày hai mươi (20) của tháng đầu kỳ kế tiếp.
3. Ký hợp đồng mua xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác theo đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
4. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.
5. Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
6. Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thương nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân phân phối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trường, giá cả.
Thương nhân là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm:
1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý với bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương trước ngày 10 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý, trong vòng mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là tổng đại lý phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương.
2. Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho bên giao đại lý khác.
3. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.
4. Trên cơ sở hợp đồng ký kết với bên giao đại lý, tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định cho toàn bộ hệ thống phân phối của tổng đại lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường.
5. Không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định.
6. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.
Thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu có trách nhiệm:
1. Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối trước ngày 05 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân là đại lý bán lẻ phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý và Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối.
2. Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác.
3. Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
4. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng.
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có trách nhiệm:
1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương trước ngày 05 tháng 01 hàng năm, theo Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thương nhân phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên nhượng quyền, Sở Công Thương nơi thương nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thương.
2. Ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và phù hợp pháp luật về nhượng quyền thương mại. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng nhượng quyền với bên nhượng quyền hiện tại trước khi ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền khác.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TẠM NHẬP TÁI XUẤT,
CHUYỂN KHẨU XĂNG DẦU VÀ NGUYÊN LIỆU
Điều 12. Đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu của năm kế tiếp theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 11 của năm hiện tại.
2. Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương căn cứ tổng nhu cầu xăng dầu tiêu thụ tại thị trường trong nước, tổng mức sản xuất và pha chế xăng dầu trong nước để phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu cho từng doanh nghiệp, theo từng chủng loại xăng dầu.
3. Trường hợp không phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu cho thương nhân, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu, thương nhân gửi công văn đề nghị điều chỉnh đến Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
5. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải đảm bảo tiến độ nhập khẩu theo quý hoặc theo văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương trong trường hợp Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể tiến độ nhập khẩu xăng dầu để bảo đảm nguồn cung.
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chỉ được phép xuất khẩu xăng dầu sau khi Bộ Công Thương chấp thuận.
2. Bộ Công Thương xem xét đề nghị xuất khẩu xăng dầu của thương nhân trên cơ sở cân đối nguồn cung, nhu cầu tiêu thụ trong nước, để đảm bảo việc xuất khẩu không ảnh hưởng đến cung cầu xăng dầu tại thị trường trong nước.
3. Việc xuất khẩu nguyên liệu (không bao gồm xăng dầu) không phải cấp phép.
4. Việc xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu của thương nhân sản xuất xăng dầu thực hiện theo kế hoạch đã đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
5. Thương nhân gửi Đơn đăng ký xuất khẩu xăng dầu đến Bộ Công Thương qua đường bưu điện, theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận việc xuất khẩu hoặc có văn bản thông báo lý do không đồng ý.
1. Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ cung ứng tầu biển hoặc thông qua Công ty cung ứng tầu biển là đại lý cung ứng để bán xăng dầu.
3. Thời gian xăng dầu và nguyên liệu kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
4. Thương nhân được phép tạm nhập xăng dầu và nguyên liệu theo lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập.
5. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được chuyển vào tiêu thụ nội địa số lượng xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết sau khi đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính, kể cả tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định và phải tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.
SẢN XUẤT, GIA CÔNG XUẤT KHẨU XĂNG DẦU
Điều 15. Sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu
1. Thương nhân sản xuất xăng dầu phải đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Bộ Công Thương.
2. Việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, việc xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất ra thực hiện theo kế hoạch đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận.
3. Thương nhân chỉ được đăng ký nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ - CP, phù hợp công suất sản xuất.
4. Nguyên liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất xăng dầu tại cơ sở của thương nhân. Việc thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Công Thương.
1. Hồ sơ đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu gồm:
a) Đơn đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: bốn (04) bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: một (01) bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
c) Tài liệu chứng minh thương nhân có cơ sở sản xuất xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư: bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
d) Tài liệu chứng minh thương nhân có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu, đủ năng lực để kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
2. Thương nhân có cơ sở sản xuất ổn định, từ lần đăng ký thứ 2 không phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu
a) Trước ngày 30 tháng 10 hàng năm, thương nhân sản xuất xăng dầu nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu theo quy định tại khoản 1 Điều này cho năm tiếp theo.
b) Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xác nhận đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu cho thương nhân thực hiện. Văn bản xác nhận được gửi cho Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính để làm thủ tục, kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân và gửi cho Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ để kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
Trường hợp từ chối xác nhận, Bộ Công Thương có văn bản thông báo cho thương nhân biết lý do.
4. Thương nhân sản xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, gửi về Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp, theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Trường hợp thương nhân không bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch sản xuất, pha chế xăng dầu đã được xác nhận đăng ký phải có văn bản báo cáo rõ lý do và đề nghị Bộ Công Thương xác nhận điều chỉnh kế hoạch sản xuất, pha chế, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu.
1. Chỉ thương nhân sản xuất xăng dầu được nhận gia công xuất khẩu xăng dầu.
2. Trường hợp bên đặt gia công chỉ định bán sản phẩm xăng dầu gia công cho thương nhân Việt Nam để tiêu thụ trong nước, sản phẩm gia công chỉ được bán cho thương nhân đầu mối và tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.
3. Trường hợp thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu mua xăng dầu gia công được tính trừ vào hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.
1. Vụ Thị trường trong nước
a) Chủ trì thực hiện, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp thực hiện công việc đã quy định tại Điều 6 Chương I; Chương II của Thông tư này;
b) Chủ trì thực hiện, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra điều kiện, cấp, thu hồi Giấy phép, Giấy xác nhận đã cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên bộ, trên mặt nước, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước;
b) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu phục vụ công tác quản lý nhà nước;
c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp Vụ Thị trường trong nước, Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ thực hiện công khai, minh bạch thông tin về kinh doanh xăng dầu, thông tin tài chính doanh nghiệp trên trang Thông tin điện tử của Bộ.
4. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường trong nước theo dõi, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
5. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, cá nhân có liên quan; thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
6. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.