Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động và các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
402 lượt xem
Xóa
kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động và các hành vi bị nghiêm cấm
khi xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
Ban biên tập
13-01-2021
Căn cứ Điều 126 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ đương nhiên được xóa kỷ luật nếu sau 03 tháng bị khiển trách hoặc sau 06 tháng bị kéo dài thời hạn nâng lương hoặc sau 03 năm bị cách chức không tiếp tục vi phạm kỷ luật. Thời hạn trên được tính từ ngày bị xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa, có tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xem xét giảm thời hạn xử lý kỷ luật.
Theo Điều 127 Bộ luật này, khi xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
+ Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
+ Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.