Trách nhiệm của NSDLĐ khi tham gia BHXH cho người lao động được pháp luật quy định như thế nào? NSDLĐ sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gì khi nợ tiền BHXH?
296 lượt xem
Bên
tranh chấp 1: Bảo
hiểm xã hội Thành phố H. (“BHXH TP.H.”)
Bên
tranh chấp 2: Công
ty Trách nhiện hữu hạn đầu tư sản xuất TPT
(“Công ty TPT”)
Công
ty TPT tính đến cuối tháng 3/2014 còn nợ số tiền bảo hiểm xã hội là 68.883.840
đồng, nợ bảo hiểm y tế là 13.284.900 đồng, lãi chậm nộp là 6.599.510 đồng. Bảo
hiểm xã hội TP. H. đã nhiều lần gửi thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và công văn nhắc nợ đến Công ty TPT nhưng cho đến nay Công ty vẫn
không thanh toán nợ. Công ty TPT cho rằng nguyên nhân cũng có một phần do lỗi của
người lao động khi nhận tiền lương đã không chịu trích nộp phần tiền bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế của mình cho doanh nghiệp tạm giữ để doanh nghiệp thực hiện
đóng theo quy định, nay đã nghỉ việc không báo trước nên doanh nghiệp không thu
được số tiền này, không do lỗi của doanh nghiệp nên không đồng ý thanh toán nợ.
Do
vậy, Bảo hiểm xã hội TP. H. khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty TPT phải nộp
ngay vào quỹ bảo hiểm xã hội các khoản tiền nợ bảo hiểm nêu trên.
1.
Nguyên nhân mà công ty TPT đưa ra để từ chối thanh toán nợ cho Bảo hiểm xã hội
TP. H. là có cơ sở hay không?
2.
Hành vi nợ tiền bảo hiểm của công ty TPT có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có
thì bị xử lý?
3.
Yêu cầu của Bảo hiểm xã hội TP. H. được giải quyết ra sao?
Ban biên tập
14-01-2021
1. Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 về phương thức đóng BHYT: “Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.”
Căn cứ Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội bắt buộc, hằng tháng người sử dụng lao động đóng theo mức đóng quy định và trích từ tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm xã hội.
Từ các cơ sở pháp lý trên, lý do Công ty đưa ra cho rằng lỗi một phần do người lao động không chịu trích nộp phần tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của mình cho doanh nghiệp tạm giữ để doanh nghiệp thực hiện đóng theo quy định, nay đã nghỉ việc không báo trước nên doanh nghiệp không thu được số tiền này là không có cơ sở. Việc Công ty TPT không trích tiền lương của người lao động là do lỗi của công ty.
2. Việc Công ty TPT nợ tiền bảo hiểm xã hội đã vi phạm khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm: “2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp” theo đó hành vi trên của Công ty sẽ bị xử lý theo quy định tai khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật thì công ty còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng
Và nếu công ty TPT không thực hiện thì theo yêu cầu phải thanh toán tiền nợ trên thì người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thêm vào đó, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, hành vi của Công ty TPT còn bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 7 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, Công ty TPT còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng.
3. Yêu cầu của Cơ quan bảo hiểm TP. H. sẽ được giải quyết như sau: Công ty TPT phải thanh toán cho Bảo hiểm xã hội TP. H. số tiền nợ tính đến 3/2014 gồm: tiền nợ bảo hiểm xã hội là 68.883.840 đồng; tiền nợ bảo hiểm y tế là 13.284.900 đồng; tiền lãi chậm nộp là 6.599.510 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với số tiền tổng cộng là 88.768.250 đồng. Do các nguyên nhân mà Công ty TPT đưa ra là không có cơ sở và hành vi của công ty đã vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.