Trường hợp cần sử dụng hóa đơn GTGT

312 lượt xem
Mình đang phân vân câu hỏi này, mong nhận được phản hồi của mọi người ạ! Câu hỏi: Trường hợp nào sau đây cần hóa đơn GTGT: 1. Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài 2. Trả tiền cho lao động ngắn hạn 3. Yêu cầu bồi thường bằng hiện vật từ nhà cung cấp (không phải tiền mặt) Chúc mọi người ngày làm việc vui vẻ!
Ban biên tập
14-10-2021

Trường hợp 1: Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC về các loại hóa đơn:

“Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;”

Khoản 7 Điều 3 của Thông tư 119/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC):

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác định hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

Như vậy, theo các quy định nêu trên, khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

Trường hợp 2: Trả tiền cho lao động ngắn hạn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Trường hợp 1 thì Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

Do đó, trường hợp công ty trả lương cho lao động ngắn hạn thì không sử dụng hóa đơn GTGT.

 

Trường hợp 3: Yêu cầu bồi thường bằng hiện vật từ nhà cung cấp (không phải tiền mặt)

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

…”

Theo đó, trường hợp bồi thường bằng hiện vật (không phải tiền mặt), cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

 

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận