Khái niệm tách doanh nghiệp

336 lượt xem
Ban biên tập
28-09-2020

Theo khoản 1 Điều 193 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Tách doanh nghiệp có đặc trưng pháp lý quan trọng sau:

Thứ nhất, chủ thể được áp dụng hình thức tách doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tách doanh nghiệp không áp dụng đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, tách doanh nghiệp có thể làm tăng số lượng chủ thể kinh doanh tham gia trên thị trường. Bởi vì, sau khi tách doanh nghiệp, công ty bị tách không chấm dứt tồn tại, đồng thời có một hoặc một số công ty mới được thành lập.

Thứ ba, hệ quả của tách doanh nghiệp là công ty bị tách không chấm dứt tồn tại. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.[1]

 


Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận