Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM?

918 lượt xem
Xin hỏi: Việc thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Ban biên tập
09-07-2020

Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì có 2 hình thức thẩm định báo cáo ĐTM:

(1) thông qua hội đồng thẩm định hoặc

(2) thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan

Cụ thể Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định như sau:

(1) Thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quando Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) quyết định. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định có thể lấy ý kiến của một số chuyên gia về môi trường và lĩnh vực liên quan đến dự án. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Các dự án thẩm định thông qua việc lấy ý kiến gồm:

- Các dự án đầu tư trong khu công nghiệp mà các khu công nghiệp đó đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đã hoàn thành các thủ tục về môi trường tương đương, đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng xử lý nước thải và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhóm ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, trừ các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Nghị định này;

- Các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 15 Nghị định này;

- Các dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(2) Thẩm định thông qua hội đồng thẩm định: Các dự án không thuộc trường hợp thẩm định thông qua việc lấy ý kiến, thì việc thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định thành lập với tổng số ít nhất 07 thành viên tham gia.

Lưu ý: Thành viên Hội đồng thẩm định hoặc các cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm xem xét nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường, khoản 2a Điều 12 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và đưa ra ý kiến nhận xét bằng văn bản để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; chịu trách nhiệm về ý kiến đánh giá của mình.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận