Mở rộng sản xuất của công ty, có cần phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường?

552 lượt xem
Xin hỏi: Dự án của công ty tôi đã được phê duyệt báo cáo ĐTM nhưng nay công ty muốn mở rộng dây chuyền sản xuất vậy có phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Nếu phải lập lại báo cáo ĐTM thì thủ tục thẩm định như thế nào, thời gian thẩm định bao lâu?
Ban biên tập
09-07-2020

Trường hợp mở rộng dây chuyền sản xuất của công ty bạn được xem là trường hợp tăng quy mô, công suất của dự án.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14, 15, 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì:

+ nếu việc tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì phải lập lại báo cáo ĐTM;

+ nếu việc thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM thì chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.

- Việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức lấy ý kiến..

Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định có thể lấy ý kiến của một số chuyên gia về môi trường và lĩnh vực liên quan đến dự án. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận