Đóng BHXH theo lương trong hợp đồng hay lương thực lĩnh? Mức đóng bảo hiểm xã hội có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
232 lượt xem
Theo quy định tiền lương mà
công ty đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho tôi là tiền lương thực lĩnh
5.000.000 đồng/tháng. Tháng 3/2020, tôi có xin phép nghỉ không hưởng lương 13
ngày nên tiền lương thực lĩnh của tháng chỉ có 2.800.000 đồng, tuy nhiên tôi được
biết là theo quy định thì mức đóng bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức
lương tối thiểu vùng là 3.710.000 đồng (vùng II).
1. Tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội tháng 3/2020 của ông Huân được tính như thế nào? Có được tính theo tiền
lương 5.000.000 đồng/tháng hay không?
2. Từ năm 2020 thì tiền
lương thực lĩnh có được là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Ban biên tập
19-01-2021
1. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 3/2020 của ông Huân được tính như thế nào? Có được tính theo tiền lương 5.000.000 đồng/tháng hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với ông H bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Tức là tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tháng 03/2020 được xác định là 5.000.000 đồng/tháng theo thông tin của ông H cung cấp mà không phải là tiền lương mà ông thực lĩnh trong tháng 3/2020 của là mức 2.800.000 đồng.
2. Từ năm 2020 thì tiền lương thực lĩnh có được là căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Theo như những cơ sở pháp lý vừa nêu thì tiền lương thực lĩnh sẽ không là căn cứ để đóng BHXH bởi lẽ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015: “2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động” như vậy tiền lương làm căn cứ cho việc đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm 2018 trở đi sẽ là tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động mà không phải là tiền lương thực lĩnh.
Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.