Thông tư 92/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BTC ngày 11/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia
92/2018/TT-BTC
Thông tư
Còn hiệu lực
02-10-2018
20-11-2018
Bộ Tài chính Số: 92/2018/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018 |
Thông tư
SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 89/2015/TT-BTC NGÀY 11/6/2015 CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN NHẬP, XUẤT, MUA, BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ
Luật dự trữ quốc gia ngày 20/11/2012;
Căn cứ
Luật đấu thầu ngày 26/11/2013;
Căn cứ
Luật đấu giá tài sản ngày 17/11/2016;
Căn cứ
Luật quản lý sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ
Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật dự trữ quốc gia;
Căn cứ
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ
Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản;
Căn cứ
Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề
nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BTC ngày 11/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (sau đây gọi tắt là Thông tư số 89/2015/TT-BTC).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BTC như sau:
1. Sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 89/2015/TT-BTC như sau:
“2. Người đăng ký tham gia đấu giá được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá; phải nộp khoản tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia (hoặc Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức đấu giá) trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc bán đấu giá.
- Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
- Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản tham gia đấu giá.
- Khoản tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
- Trường hợp khoản tiền đặt trước được gửi vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng có phát sinh tiền lãi, thì khoản tiền lãi sẽ do các bên thỏa thuận để chuyển thành tiền đặt cọc để thực hiện hợp đồng mua hàng dự trữ quốc gia hoặc trả lại cho người tham gia đấu giá không trúng đấu giá.
3. Khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện như sau:
a) Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá được tổ chức bán đấu giá tài sản chuyển cho đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá để được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua hàng dự trữ quốc gia đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này.
c) Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
- Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
- Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật đấu giá tài sản;
- Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật đấu giá tài sản;
- Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp thuận theo quy định tại Điều 50 Luật đấu giá tài sản;
- Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 Luật đấu giá tài sản.
d) Tiền đặt trước quy định tại Điểm c Khoản này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.”
2. Sửa đổi Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 89/2015/TT-BTC như sau:
“1. Lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia
a) Việc lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản.
b) Hình thức lựa chọn tổ chức đấu giá: Đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia đấu giá căn cứ dự kiến mức phí đấu giá phải trả cho tổ chức đấu giá và các quy định của pháp luật về đấu thầu để quyết định hình thức lựa chọn tổ chức đấu giá.
c) Căn cứ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá ký hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng dự trữ quốc gia với tổ chức đấu giá để thực hiện việc đấu giá hàng dự trữ quốc gia. Hợp đồng dịch vụ đấu giá hàng dự trữ quốc gia phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định tại Điều 33 của Luật đấu giá tài sản.
d) Chi phí tổ chức hoạt động bán đấu giá: Đơn vị dự trữ quốc gia có tài sản bán đấu giá được thanh toán các khoản chi phí cho hoạt động đấu giá theo nội dung chi và mức chi do Bộ Tài chính quy định. Nguồn chi cho hoạt động bán đấu giá tài sản từ: Tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá tài sản; khoản tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước theo quy định tại Khoản 6 Điều 39 Luật đấu giá tài sản; nếu thiếu thì được sử dụng từ chi nghiệp vụ dự trữ quốc gia.”
3. Sửa đổi Điểm i Khoản 2 Điều 19 Thông tư số 89/2015/TT-BTC như sau:
“i) Thời hạn, địa điểm giao, nhận hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá. Thời hạn giao, nhận hàng không quá 30 ngày kể từ ngày người mua được hàng thanh toán đủ tiền mua hàng.”
4. Sửa đổi Điều 20 Thông tư số 89/2015/TT-BTC như sau:
“1. Cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia tính cho từng đơn vị tài sản bán đấu giá. Các trường hợp đấu giá không thành áp dụng theo quy định tại Điều 52 Luật đấu giá tài sản.
2. Trường hợp cuộc bán đấu giá lần thứ nhất không thành, thì đơn vị có tài sản bán đấu giá phối hợp với tổ chức bán đấu giá (Hội đồng đấu giá tài sản trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá) tổ chức bán đấu giá lần thứ hai. Việc tổ chức bán đấu giá lần thứ hai thực hiện tương tự như bán đấu giá lần thứ nhất; nếu sau 02 cuộc bán đấu giá không thành thì đơn vị có tài sản bán đấu giá phải báo cáo người có thẩm quyền để quyết định phương thức bán theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư số 89/2015/TT-BTC.”
5. Bãi bỏ Điểm a, b Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 89/2015/TT-BTC.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để nghiên cứu, giải quyết./.