Thông tư 74/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
29-12-2017
19-02-2018
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 74/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 |
Thông tư
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của cả nước.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP QUY HOẠCH
Điều 3. Xây dựng Thuyết minh đề cương dự án lập quy hoạch
1. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về thông tin, dữ liệu tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương có biển, để làm cơ sở cho việc xây dựng thuyết minh và lập dự toán chi tiết dự án; xác định các nội dung, thông tin cần điều tra, khảo sát, đo đạc bổ sung; về nguồn nhân lực, trang thiết bị của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển để xác định mức độ hay khả năng tham gia của các địa phương trong quá trình thực hiện việc lập quy hoạch.
2. Xây dựng nội dung và lập dự toán chi tiết Thuyết minh đề cương dự án lập quy hoạch.
1. Thu thập thông tin, dữ liệu
a) Các thông tin, dữ liệu cần thu thập để lập quy hoạch bao gồm thông tin, dữ liệu về địa chất, địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy hải văn; tài nguyên; môi trường, sự cố môi trường, thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kinh tế - xã hội; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, các quy hoạch, kế hoạch liên quan theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin, dữ liệu thu thập phải bảo đảm độ tin cậy, có tính chính xác cao và đã được công nhận về mặt pháp lý;
c) Nguồn thông tin, dữ liệu bao gồm từ các niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành; các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cung cấp; các chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước đã được nghiệm thu và công bố; ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không; các nguồn khác.
2. Điều tra, khảo sát bổ sung
Căn cứ vào nhu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch và trên cơ sở các thông tin, dữ liệu đã thu thập được, đơn vị chủ trì lập quy hoạch xác định những thông tin, dữ liệu còn thiếu và tổ chức điều tra, khảo sát bổ sung.
1. Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên vùng bờ
a) Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên vùng bờ bao gồm phân tích, đánh giá các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy hải văn vùng bờ theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kết quả phân tích, đánh giá phải xác định được các đặc điểm đặc trưng của mỗi vùng, sự khác biệt giữa các vùng ở vùng bờ về điều kiện tự nhiên.
2. Phân tích, đánh giá về tài nguyên và môi trường vùng bờ
a) Phân tích, đánh giá về các tài nguyên vùng bờ bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, dầu khí, tính đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, khu bảo tồn, vườn quốc gia, các di sản, giá trị văn hóa - lịch sử và các loại tài nguyên khác ở vùng bờ;
b) Phân tích, đánh giá về môi trường (đất, nước, không khí, các điểm nóng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường) và xu thế biến động tài nguyên và môi trường vùng bờ;
c) Kết quả phân tích, đánh giá phải xác định được vị trí phân bố, diện tích, trữ lượng, thực trạng khai thác và quản lý, tính đa dạng sinh học (nếu có); các vấn đề tài nguyên, môi trường; xu thế biến động tài nguyên và môi trường vùng bờ.
3. Xây dựng bản đồ chuyên đề về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên vùng bờ
a) Bản đồ chuyên đề phải thể hiện rõ được các đặc điểm đặc trưng, sự khác biệt giữa các vùng về điều kiện tự nhiên ở vùng bờ; hiện trạng phân bố của các loại tài nguyên ở vùng bờ trên bản đồ;
b) Bản đồ chuyên đề có tỷ lệ là 1:50.000, được xây dựng dưới dạng cơ sở dữ liệu bản đồ trên nền bản đồ địa hình và bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:50.000 hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
c) Các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ được thực hiện theo các văn bản pháp luật và quy định hiện hành có liên quan đến kỹ thuật bản đồ.
1. Phân tích, đánh giá về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng bờ bao gồm dân số, lao động, giới tính, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, cơ cấu các ngành kinh tế, sinh kế và các đặc điểm khác.
2. Kết quả phân tích, đánh giá phải xác định được các đặc điểm đặc trưng về kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương, mỗi vùng cụ thể ở vùng bờ.
1. Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ nhu cầu phát triển bao gồm cơ sở hạ tầng; du lịch; công nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; giao thông vận tải; cảng và dịch vụ cảng; năng lượng; bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học; quốc phòng - an ninh; các hoạt động khác;
b) Kết quả phân tích, đánh giá phải xác định được hiện trạng khai thác, sử dụng các loại tài nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; những vấn đề tài nguyên, môi trường ở vùng bờ do việc khai thác, sử dụng tài nguyên của các ngành, các địa phương gây ra.
2. Phân tích, đánh giá về nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
a) Phân tích, đánh giá nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển bao gồm cơ sở hạ tầng; du lịch; công nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; giao thông vận tải; cảng và dịch vụ cảng; năng lượng; bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học; quốc phòng - an ninh;
b) Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển được phân tích, đánh giá dựa trên chủ trương, định hướng, quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của quốc gia; chiến lược biển Việt Nam; quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành kinh tế; quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; các quy hoạch, kế hoạch có liên quan khác.
3. Xây dựng bản đồ chuyên đề về hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
a) Bản đồ có tỷ lệ là 1:50.000 và được xây dựng dưới dạng cơ sở dữ liệu bản đồ;
b) Các yêu cầu về bản đồ nền, các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ theo quy định tại Điểm b và c Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
1. Phân tích, đánh giá thực trạng: xâm nhập mặn; ngập lụt; xói lở, bồi lắng ở vùng bờ.
2. Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán, đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn; ngập lụt; xói lở, bồi lắng đến vùng bờ dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng bờ.
3. Thiết lập mô hình toán phục vụ việc tính xâm nhập mặn; ngập lụt; xói lở, bồi lắng ở vùng bờ.
4. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình toán phục vụ việc tính xâm nhập mặn; ngập lụt; xói lở, bồi lắng ở vùng bờ.
5. Thiết lập các bài toán, tính toán và đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn; ngập lụt; xói lở, bồi lắng đến vùng bờ.
6. Dự báo về tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng bờ.
1. Phân tích, đánh giá về chính sách, pháp luật và tổ chức, bộ máy hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ bao gồm các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, các văn bản dưới luật khác; các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết có liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
2. Kết quả phân tích, đánh giá phải xác định những quy định còn thiếu, chồng chéo, chưa phù hợp giữa các văn bản pháp luật hiện hành.
1. Phương pháp phân vùng chức năng vùng bờ
a) Vùng bờ được phân vùng theo các chức năng tự nhiên trên cơ sở phân tích, đánh giá về các điều kiện tự nhiên; các tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở vùng bờ; các tài nguyên vị thế, tiềm năng, lợi thế của vùng bờ đối với phát triển kinh tế - xã hội, các yêu cầu quốc phòng - an ninh;
b) Các vùng chức năng của vùng bờ được phân theo phương pháp chia lưới, cho điểm ô lưới theo trọng số bằng phần mềm GIS có bản quyền.
2. Tiêu chí phân vùng chức năng vùng bờ
a) Có sự đồng nhất, tính đặc trưng về điều kiện tự nhiên;
b) Có các hệ sinh thái quan trọng với tính đa dạng sinh học cao, là nơi tập trung của nhiều loài đặc hữu, quí, hiếm ưu tiên bảo vệ;
c) Có các di sản là di tích văn hóa, lịch sử cần phải được bảo vệ, bảo tồn;
d) Có vị thế, tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển các ngành kinh tế;
đ) Có vị thế, tiềm năng, lợi thế cho quốc phòng - an ninh.
3. Vùng chức năng bao gồm các loại vùng: vùng có các hệ sinh thái quan trọng, có tính đa dạng sinh học cần được bảo vệ, bảo tồn; vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển các ngành kinh tế biển: du lịch, công nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, cảng và dịch vụ cảng, năng lượng, các hoạt động khác.
4. Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ
a) Bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ có tỷ lệ là 1:50.000;
b) Các yêu cầu về bản đồ nền, các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ theo quy định tại Điểm b và c Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
1. Xác định các chồng lấn về không gian bằng phương pháp chồng chập bản đồ
a) Việc chồng chập bản đồ được thực hiện bằng công cụ kỹ thuật chính là phần mềm ArGIS, nhưng có thể lựa chọn, áp dụng công nghệ tiên tiến hơn (nếu có). Các phần mềm được sử dụng để thực hiện nội dung này phải là phần mềm có bản quyền;
b) Chồng chập các lớp bản đồ chuyên đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng bờ; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, xác định các vùng chồng lấn;
2. Xác định mâu thuẫn sử dụng trong một vùng cụ thể ở vùng bờ bằng phương pháp lập bảng ma trận
a) Xác định mâu thuẫn giữa nhu cầu bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, hệ sinh thái, các giá trị, di sản văn hóa - lịch sử với các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng bờ;
b) Xác định mâu thuẫn về nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên giữa các ngành kinh tế ở vùng bờ với nhau.
3. Xác định giá trị của các tài nguyên và hệ sinh thái ở vùng bờ bằng phương pháp chia lưới và cho điểm
a) Việc xác định giá trị của các hệ sinh thái, tài nguyên bằng phương pháp chia lưới và cho điểm với công cụ kỹ thuật chính là phần mềm GIS;
b) Nguyên tắc chia lưới, cho điểm dựa trên nguyên tắc chia không gian vùng bờ thành các ô lưới và cho điểm ô lưới theo giá trị sinh thái;
c) Kết quả đánh giá bằng phương pháp chia lưới, cho điểm phân vùng bờ thành các vùng cụ thể có giá trị tài nguyên, sinh thái cao, vùng có giá trị tài nguyên sinh thái trung bình và vùng có giá trị tài nguyên sinh thái thấp.
1. Xác định mục tiêu, định hướng của quy hoạch
a) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của quy hoạch;
b) Xác định định hướng của quy hoạch.
2. Xây dựng các phương án tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ
a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính trong kỳ quy hoạch liên quan đến tài nguyên, môi trường vùng bờ;
b) Xác định nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch;
c) Tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, chỉ tiêu, yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ, cân đối, xác định các chỉ tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ để phân bổ phù hợp cho các ngành, lĩnh vực.
3. Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến kinh tế - xã hội và môi trường
a) Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến sự phát triển của các ngành kinh tế vùng bờ;
b) Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương ven biển;
c) Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến việc bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, các giá trị, di sản văn hóa - lịch sử vùng bờ, yêu cầu quốc phòng - an ninh;
d) Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
1. Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ được thực hiện dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái, các kết quả của phân vùng chức năng vùng bờ và trên cơ sở phân tích, đánh giá về hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; phân tích thể chế, chính sách hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
2. Phương pháp phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
a) Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ được thực hiện bằng các phương pháp: chia lưới, cho điểm ô lưới theo trọng số bằng phần mềm GIS và chồng chập bản đồ, lập ma trận mâu thuẫn trong phân tích mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa các loại hình phát triển với nhau;
b) Đánh giá mức độ ưu tiên của các hoạt động sử dụng vùng bờ kết hợp chồng chập bản đồ trong xử lý vùng chồng lấn giữa các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở vùng bờ và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường vùng bờ.
3. Xác định các tiêu chí để phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ cho các nhu cầu bao gồm bảo tồn, phục hồi, bảo vệ; hành lang bảo vệ bờ biển; phát triển du lịch; phát triển công nghiệp; phát triển cảng và vận tải biển; phát triển đô thị; nuôi trồng thủy sản; diêm nghiệp; đánh bắt hải sản; vùng nhận chìm; vùng quốc phòng - an ninh; các vùng khác.
4. Không gian vùng bờ được phân chia thành các loại vùng bao gồm: vùng bảo tồn, vùng đệm và vùng phục hồi, bảo vệ; vùng hành lang bảo vệ bờ biển; vùng phát triển kinh tế - xã hội (du lịch, công nghiệp, cảng và dịch vụ cảng, vùng phát triển đô thị, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác); vùng nhận chìm; các loại vùng khác.
5. Đề xuất các quy định sử dụng đối với các vùng bao gồm: quy định sử dụng đối với vùng bảo tồn, vùng đệm và vùng phục hồi, bảo vệ; quy định sử dụng đối với vùng hành lang bảo vệ bờ biển; vùng phát triển kinh tế - xã hội (du lịch, công nghiệp, cảng và dịch vụ cảng, vùng phát triển đô thị, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác); quy định sử dụng đối với vùng nhận chìm, vùng quốc phòng - an ninh và các loại vùng khác.
6. Xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
a) Bản đồ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ có tỷ lệ là 1:50.000;
b) Các yêu cầu về bản đồ nền, các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ quy hoạch theo quy định tại Điểm b và c Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
1. Các giải pháp thực hiện quy hoạch đề xuất phải là những hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện, bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam, nguồn lực thực hiện, có tính khả thi cao.
2. Các giải pháp đề xuất bao gồm: giải pháp về quản lý; khoa học và kỹ thuật; tuyên truyền và nâng cao nhận thức; đào tạo, tăng cường năng lực; các giải pháp về tài chính và hợp tác quốc tế.
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được lập dưới hình thức báo cáo riêng và theo các quy định của phạm pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược.
1. Dự thảo Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
2. Bản đồ và Báo cáo thuyết minh bản đồ Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ tỷ lệ 1:50.000.
3. Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 02 năm 2018.
Thông tư số 19/2011/TT-BTNMT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.