Thông tư 58/2015/TT-BTC Hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
58/2015/TT-BTC
Thông tư
Hết hiệu lực
25-04-2015
09-06-2015
15-06-2015
Bộ Tài chính
Số: 58/2015/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2015
Thông tư
HƯỚNG DẪN LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH NẠO VÉT, DUY TU CÁC TUYẾN LUỒNG HÀNG HẢI DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn lập, phân bổ dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý (sau đây gọi là luồng hàng hải) sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2. Thông tư này không áp dụng đối với hoạt động nạo vét của công tác đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải và hoạt động nạo vét nâng cấp luồng hàng hải làm thay đổi chuẩn tắc thiết kế của tuyến luồng đã được phê duyệt.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, bao gồm:
1. Cục Hàng hải Việt Nam.
2. Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (sau đây gọi là các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải).
3. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có đủ điều kiện cung ứng dịch vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải quan trọng theo quy định và các tuyến luồng không huy động được vốn xã hội hóa từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đơn giá dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH NẠO VÉT, DUY TU LUỒNG HÀNG HẢI
Điều 5. Lập, phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải
1. Lập dự toán:
a) Hàng năm, căn cứ vào khối lượng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải đề xuất kế hoạch nạo vét và dự toán kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải cho năm tiếp theo gửi Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cho năm tiếp theo do Cục Hàng hải Việt Nam trình và kế hoạch bảo trì nạo vét, duy tu luồng hàng hải bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được duyệt, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Phân bổ và giao dự toán:
a) Căn cứ dự toán chi ngân sách cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải lập phương án phân bổ dự toán chi công tác nạo vét, duy tu chi tiết cho từng luồng hàng hải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định.
b) Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán cho Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để Cục Hàng hải Việt Nam triển khai thực hiện; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
1. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được Bộ Giao thông vận tải giao, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện ký hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức lựa chọn, ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát theo quy định.
2. Căn cứ hợp đồng ký với Cục Hàng hải Việt Nam theo Khoản 1 Điều này, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải tổ chức lựa chọn, ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định.
3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải:
a) Tên luồng hàng hải thực hiện duy tu, nạo vét trong năm;
b) Giá trị hợp đồng, đơn giá hợp đồng;
c) Khối lượng, chất lượng thực hiện;
d) Thời gian thực hiện;
e) Phương thức tạm ứng, nghiệm thu, thanh quyết toán;
g) Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên;
h) Các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải được giao, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để tạm ứng, thanh toán kinh phí cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn theo hợp đồng đã ký. Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi theo quy định trước khi tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đã ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
1. Tạm ứng kinh phí
Sau khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát được tạm ứng không quá 30% giá trị hợp đồng và không quá 30% dự toán bố trí cho công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải được cấp có thẩm quyền giao.
2. Thanh toán kinh phí
Sau khi công trình nạo vét, duy tu luồng hàng hải hoàn thành được nghiệm thu, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thu hồi tiền tạm ứng và thanh toán giá trị khối lượng nạo vét, duy tu luồng hàng hải hoàn thành cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
3. Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm tạm ứng và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho các nhà thầu theo quy định tại hợp đồng do các Tổng công ty đã ký kết sau khi nhận được kinh phí từ Kho bạc nhà nước chuyển về tài khoản của Tổng công ty.
4. Hồ sơ tạm ứng và thanh toán kinh phí
a) Hồ sơ tạm ứng kinh phí:
- Quyết định giao dự toán chi của Bộ Giao thông vận tải.
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải.
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của Cục Hàng hải Việt Nam, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc nhà nước có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán.
b) Hồ sơ thanh toán kinh phí:
Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán và gửi đến Kho bạc nhà nước, hồ sơ gồm:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành có xác nhận giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và Bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành có xác nhận giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Giấy đề nghị thanh toán hoặc thu hồi tạm ứng của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Giấy đề nghị thanh toán hoặc thu hồi tạm ứng của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Hồ sơ chứng từ hợp pháp khác theo quy định.
1. Tạm ứng kinh phí:
Sau khi ký hợp đồng, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện tạm ứng cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát không quá 30% giá trị hợp đồng và không quá 30% dự toán chi ngân sách của năm kế hoạch đối với tuyến luồng đó.
2. Thanh toán kinh phí:
Sau mỗi đợt nghiệm thu, Cục Hàng hải Việt Nam thanh toán cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát, đồng thời thực hiện thu hồi tiền tạm ứng theo quy định trong hợp đồng đã ký kết. Kết thúc năm kế hoạch, căn cứ Biên bản nghiệm thu năm, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thanh toán và thu hồi hết tạm ứng trong năm cho các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
3. Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm tạm ứng và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho các nhà thầu theo quy định tại hợp đồng do các Tổng công ty đã ký kết sau khi nhận được kinh phí từ Kho bạc nhà nước chuyển về tài khoản của Tổng công ty.
4. Hồ sơ tạm ứng và thanh toán kinh phí
a) Hồ sơ tạm ứng kinh phí:
- Quyết định giao dự toán chi của Bộ Giao thông vận tải.
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải.
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của Cục Hàng hải Việt Nam, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc nhà nước có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán.
b) Hồ sơ thanh toán kinh phí:
- Bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành có xác nhận giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và Bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành có xác nhận giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn ký giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và Biên bản nghiệm thu giai đoạn ký được ký kết giữa Cục Hàng hải Việt Nam và các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.
- Giấy đề nghị thanh toán hoặc thu hồi tạm ứng của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Hồ sơ chứng từ hợp pháp khác theo quy định.
5. Thanh toán khi kết thúc hợp đồng
Hồ sơ thanh toán gồm:
- Biên bản nghiệm thu kết quả bảo đảm chuẩn tắc thiết kế của tuyến luồng đối với hạng mục thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải; Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành đối với các hạng mục khác.
- Biên bản nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích của Cục Hàng hải Việt Nam với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
- Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Giấy đề nghị thanh toán của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và các đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, tư vấn giám sát.
6. Các đơn vị cung ứng dịch vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải có trách nhiệm bảo đảm duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng hàng hải trong suốt thời gian thực hiện Hợp đồng trọn gói và không điều chỉnh kinh phí thực hiện.
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí thực hiện cung ứng dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán của Cục Hàng hải Việt Nam, gửi Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải thẩm định quyết toán của Cục Hàng hải Việt Nam và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, khối lượng dịch vụ nạo vét, duy tu luồng hàng hải đã hoàn thành và nghiệm thu theo hợp đồng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh toán thì được thanh toán tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo đúng quy định hiện hành và tổng hợp quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước.
3. Ngoài việc quyết toán kinh phí hàng năm, khi công trình hoàn thành, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thẩm tra phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành theo các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn nhà nước. Trường hợp kết quả phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành nếu có chênh lệch với giá trị quyết toán ngân sách hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành điều chỉnh quyết toán phù hợp với quyết toán năm ngân sách tương ứng.
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2015 và áp dụng đến hết năm ngân sách 2016.
2. Bãi bỏ các quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 15 Thông tư số 119/2010/TT-BTC ngày 10/08/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục thuế, KBNN các tỉnh, TP;
- TCT BĐATHH MB; TCT BĐATHH MN;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Trang TTĐT Bộ Giao thông vận tải;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GTVT, BTC;
- Lưu: VT, Cục TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu