Thông tư 51/2018/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
19-12-2018
04-02-2019
Bộ Công thương Số: 51/2018/TT-BCT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2018 |
Thông tư
Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập
khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
Căn cứ Luật Quản
lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định
số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định
số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Thực hiện Công ước
Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn và các văn kiện sửa đổi, bổ sung của Nghị định thư
Montreal đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tham
gia;
Theo đề nghị của
Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch
số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và
tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định
thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt Thông tư số
47).
Điều 1. Nguyên tắc quản lý nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3. Việc quản lý nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I Thông tư số 47 được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Việc nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I Thông tư số 47 được thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương.
b) Trên cơ sở lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC quy định tại Điều 3 Thông tư số 47, báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo của thương nhân, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường về đối tượng được phép nhập khẩu và phương thức điều hành.
c) Thương nhân báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo trước tháng 12 hàng năm."
Điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47 được bổ sung như sau:
“- Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC theo mẫu quy định tại Phụ lục IIb của Thông tư này. Phụ lục IIb của Thông tư này thay thế Phụ lục II của Thông tư 47”
Khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Thủ tục tạm nhập, tái xuất các chất HCFC thực hiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương."
Điều 8 Thông tư số 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình hình nhập khẩu các chất HCFC theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIb của Thông tư này về Bộ Công Thương như sau:
1. Báo cáo theo từng quý về nhập khẩu các chất HCFC theo giấy phép nhập khẩu đã được cấp và báo cáo gửi về Bộ Công Thương trước ngày 5 của quý tiếp theo.
2. Báo cáo theo từng năm về tình hình thực hiện nhập khẩu theo giấy phép được cấp, báo cáo nêu rõ tình hình thực hiện nhập khẩu, dự kiến thực hiện và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo. Báo cáo gửi về Bộ Công Thương trước tháng 12 hàng năm.
Phụ lục VIIb của Thông tư này thay thế Phụ lục VII của Thông tư số 47. Trong trường hợp cần thiết, thương nhân báo cáo theo văn bản yêu cầu của Bộ Công Thương về những nội dung liên quan đến nhập khẩu các chất HCFC."
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các thương nhân, các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét và hướng dẫn.