Thông tư 49/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
30-11-2017
30-12-2017
15-01-2018
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 49/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
Thông tư
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
Căn cứ Luật tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định
số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Nghị định
số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của
Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và
Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương
trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (sau đây gọi là chương trình).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên vùng bờ được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của các hệ sinh thái vùng bờ nhằm phát triển bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là tập hợp các hoạt động quản lý tổng hợp trên một vùng bờ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, được thực hiện theo lộ trình từ quy trình lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện, đến đánh giá, điều chỉnh và đề xuất hoàn thiện cho giai đoạn tiếp theo.
3. Đánh giá hiện trạng vùng bờ là đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ và quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (bao gồm các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ; bảo vệ môi trường vùng bờ và thể chế, chính sách, pháp luật liên quan) tại một thời điểm nhất định, thông qua các chỉ thị đánh giá được lựa chọn.
4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình là đánh giá kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu đề ra, tính hiệu quả, tác động của chương trình thông qua sự thay đổi của tài nguyên, môi trường vùng bờ và hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ dựa trên các đánh giá hiện trạng vùng bờ trước, sau và trong quá trình triển khai chương trình.
5. Chỉ thị đánh giá chương trình là sự thể hiện (định tính, định lượng) một yếu tố đặc trưng của chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và liên quan đến các mục tiêu của chương trình.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ
Điều 4. Quy trình lập chương trình
1. Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ việc lập chương trình.
2. Đánh giá hiện trạng vùng bờ ở khu vực lập chương trình.
3. Xây dựng đề cương chương trình.
4. Lấy ý kiến về đề cương chương trình.
5. Xây dựng dự thảo chương trình.
6. Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
7. Trình thẩm định, phê duyệt chương trình.
1. Thông tin, dữ liệu thu thập phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phải được thu thập từ các nguồn thống kê chính thức, được thừa nhận về mặt pháp lý, bảo đảm độ tin cậy, chính xác;
b) Phải được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm lập chương trình.
2. Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập chương trình
a) Thông tin, dữ liệu từ các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, của các Bộ, ngành và của các Cục thống kê cấp tỉnh;
b) Thông tin, dữ liệu từ các kết quả quan trắc tài nguyên, môi trường của hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của thế giới, khu vực, quốc gia, bộ, ngành và địa phương;
c) Thông tin, dữ liệu do các bộ, ngành liên quan và địa phương cung cấp;
d) Thông tin, dữ liệu từ kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu;
đ) Thông tin, dữ liệu từ ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không;
e) Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đề.
3. Thông tin, dữ liệu cần thu thập, tổng hợp bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bao gồm điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo vùng bờ, khí tượng, thủy văn, hải văn; tiềm năng, phân bố các dạng tài nguyên; các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái;
b) Thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường, sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường, bao gồm hiện trạng các thành phần môi trường không khí, đất, nước, trầm tích; sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái và biến đổi môi trường nghiêm trọng; các nguồn thải và vùng ô nhiễm ở vùng bờ;
c) Thông tin, dữ liệu về tình hình, diễn biến và rủi ro thiên tai, bao gồm diễn biến đường bờ, tình hình sạt lở, bồi tụ; quy mô, mức độ ảnh hưởng của gió lớn (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, tố, lốc và các loại thiên tai gió lớn khác), lũ quét, ngập lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ; các loại hình tai biến thiên nhiên khác; thông tin, dữ liệu về các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra đối với vùng bờ, các công trình bảo vệ bờ biển;
d) Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các bộ, ngành và địa phương;
đ) Thông tin, dữ liệu về hiện trạng chính sách, pháp luật, cơ cấu tổ chức, nguồn lực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, bao gồm: chính sách, pháp luật hiện hành; cơ cấu tổ chức, các nguồn lực; cơ chế phối hợp; các điều ước quốc tế và các thỏa thuận hợp tác khác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có); ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;
e) Thông tin, dữ liệu về tình hình kinh tế - xã hội vùng bờ, bao gồm điều kiện kinh tế (cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế ...); đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa...);
g) Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và địa phương;
h) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.
4. Căn cứ thông tin, dữ liệu đã thu thập, tổng hợp để quyết định tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung hoặc ước tính dựa trên thông tin, dữ liệu sẵn có.
Hiện trạng vùng bờ phải được đánh giá trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập, tổng hợp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Các nội dung đánh giá bao gồm:
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về địa chất, địa hình; địa mạo; chế độ gió, sóng, dòng chảy, thủy triều;
b) Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan;
c) Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về đa dạng sinh học và sự phân hóa các hệ sinh thái vùng bờ, bao gồm rừng ngập mặn, rong biển, cỏ biển, rạn san hô, cồn cát ven biển, bãi triều, hệ sinh thái cửa sông và bãi bồi;
d) Phân tích, đánh giá đặc điểm và sự biến động của các dạng tài nguyên, bao gồm đất, nước, sinh vật, khoáng sản, năng lượng tái tạo (gió, sóng, thủy triều, mặt trời), tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác;
đ) Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên vùng bờ.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Phân tích, đánh giá về hiện trạng và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng;
b) Phân tích, đánh giá đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa...);
c) Phân tích, đánh giá thực trạng các di sản, di tích lịch sử - văn hóa;
d) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
đ) Phân tích, đánh giá sức ép và tác động của dân số đến tài nguyên, không gian và kinh tế - xã hội vùng bờ; thực trạng về quyền tiếp cận của người dân với biển;
e) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển của các ngành kinh tế, cơ cấu ngành nghề, thực trạng sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào biển;
g) Phân tích, đánh giá rủi ro thiên tai bao gồm đánh giá hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng.
3. Hiện trạng thể chế, chính sách quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ
a) Phân tích, đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế điều phối, phối hợp liên quan đến quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;
b) Phân tích, đánh giá tổ chức bộ máy, nguồn lực để quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ ở trung ương và địa phương;
c) Phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ của các bộ, ngành và địa phương;
d) Phân tích, đánh giá tình hình triển khai công tác thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
đ) Phân tích, đánh giá sự tham gia của các bên liên quan gồm các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đoàn thể tại địa phương trong quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
e) Phân tích, đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường ở vùng bờ;
g) Phân tích, đánh giá tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.
4. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ; mức độ suy giảm tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái ở vùng bờ do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ của các tổ chức, cá nhân;
b) Phân tích, đánh giá mâu thuẫn, xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên của các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế;
c) Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến đổi của các thành phần môi trường không khí, đất, nước, trầm tích; sự cố môi trường; phân tích, đánh giá, xác định các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường;
d) Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học; xác định các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị tổn thương, mức độ suy giảm đa dạng sinh học;
đ) Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo hiện tượng sạt lở, bồi tụ; diễn biến, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
1. Đề cương chương trình bao gồm các nội dung chính được quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (sau đây viết tắt là Nghị định số 40/2016/NĐ-CP).
2. Quy trình kỹ thuật xây dựng các nội dung trong đề cương chương trình được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư này.
1. Phân tích, đánh giá sự cần thiết trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập, tổng hợp, tập trung vào các nội dung sau:
a) Khu vực vùng bờ tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và có mâu thuẫn, xung đột hoặc nguy cơ có mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên, cần sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng để giải quyết;
b) Khu vực vùng bờ có tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; là vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao cần sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng để giải quyết;
c) Khu vực vùng bờ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
2. Phân tích, đánh giá tính cấp bách của việc lập chương trình nhằm xác định thời điểm triển khai việc lập và tổ chức thực hiện chương trình.
3. Phân tích, đánh giá ý nghĩa thực tiễn của chương trình nhằm xác định vai trò, tác động của chương trình đến việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên, hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan; tầm quan trọng của chương trình đối với phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
1. Nguyên tắc lập chương trình được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Căn cứ lập chương trình được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
1. Mục tiêu của chương trình phải giải quyết được các tồn tại, bất cập, mâu thuẫn, xung đột trong quản lý khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực và nguồn lực triển khai thực hiện, bảo đảm phát triển bền vững. Mục tiêu của chương trình bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
2. Thời hạn của chương trình được xác định căn cứ vào mục tiêu của chương trình và các vấn đề cần giải quyết theo phương thức quản lý tổng hợp, bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và kế hoạch phát triển của ngành, địa phương có liên quan và của đất nước.
1. Phạm vi, ranh giới khu vực vùng bờ cần phải thiết lập chương trình được xác định đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở mục tiêu của chương trình, các vấn đề cần giải quyết theo phương thức quản lý tổng hợp; bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Điều 8 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
2. Phạm vi, ranh giới khu vực vùng bờ cần phải thiết lập chương trình được xác định bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc có tọa độ cụ thể và được thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
3. Tỷ lệ bản đồ nền tùy thuộc vào quy mô diện tích của khu vực phải lập chương trình, được lựa chọn để phù hợp, thuận tiện cho công tác thành lập, sử dụng, nhân bản và bảo quản.
4. Các yếu tố nội dung của bản đồ nền dùng để lập bản đồ thể hiện ranh giới khu vực vùng bờ cần phải lập chương trình gồm các yếu tố cơ sở địa lý liên quan, ranh giới địa giới hành chính, giao thông, thủy hệ và các yếu tố địa danh, địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng. Chi tiết các yếu tố nội dung nền địa lý tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
1. Các vấn đề cần giải quyết để quản lý tổng hợp phải được xác định, lựa chọn thứ tự ưu tiên giải quyết trên cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn.
2. Việc xác định các vấn đề và lựa chọn thứ tự ưu tiên giải quyết để quản lý tổng hợp phải căn cứ vào các nội dung sau:
a) Kết quả đánh giá hiện trạng vùng bờ;
b) Tính cấp thiết, tầm quan trọng của vấn đề cần giải quyết;
c) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
d) Khả năng về nguồn lực để giải quyết vấn đề;
đ) Tính khả thi trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
Nội dung chủ yếu của chương trình bao gồm các nhóm giải pháp, nhiệm vụ và nguồn lực để thực hiện chương trình.
1. Các nhóm nhiệm vụ được cụ thể hóa thành các dự án, đề án, đề tài và các hoạt động khác theo lộ trình thời gian và phù hợp với nguồn lực thực tế nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình.
2. Các nhóm giải pháp để thực hiện chương trình bao gồm:
a) Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách;
b) Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực quản lý nhà nước;
c) Nhóm giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và các bên liên quan về quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
d) Nhóm giải pháp về tài chính;
đ) Nhóm giải pháp về các công cụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
e) Nhóm giải pháp về hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý;
g) Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học, công nghệ.
3. Nguồn lực để thực hiện chương trình
a) Nguồn nhân lực bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan trong việc lập và thực hiện chương trình;
b) Nguồn tài chính bao gồm nguồn vốn từ ngân sách địa phương; các nguồn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương; các nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1. Các chỉ thị đánh giá kết quả thực hiện chương trình được xây dựng dựa trên mục tiêu của chương trình.
2. Các nhóm chỉ thị bao gồm:
a) Nhóm chỉ thị về quản lý, bao gồm các chỉ thị mô tả mức độ và kết quả hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
b) Nhóm chỉ thị về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, bao gồm các chỉ thị mô tả mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ và kiểm soát, bảo vệ chất lượng môi trường vùng bờ;
c) Nhóm chỉ thị về kinh tế - xã hội, bao gồm các chỉ thị mô tả điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư vùng bờ;
d) Danh mục các chỉ thị được quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
Cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm gửi đề cương chương trình kèm theo Báo cáo thuyết minh để lấy ý kiến của các cơ quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
1. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan về Đề cương chương trình, cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm xây dựng dự thảo chương trình, gửi dự thảo chương trình kèm theo báo cáo thuyết minh để lấy ý kiến của các cơ quan, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc tổ chức lấy ý kiến, xây dựng báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
3. Cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo chương trình trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
1. Cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định. Hồ sơ và trình tự thẩm định chương trình được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
2. Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan chủ trì lập chương trình có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt. Hồ sơ và trình tự phê duyệt chương trình được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
1. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được điều chỉnh khi có sự thay đổi một trong các căn cứ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo làm thay đổi mục tiêu và nội dung của chương trình đã được phê duyệt.
2. Khi điều chỉnh chương trình, cơ quan chủ trì phải đánh giá việc thực hiện chương trình theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP.
3. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh chương trình được thực hiện như đối với lập, thẩm định, phê duyệt chương trình theo quy định tại Thông tư này.
4. Khi điều chỉnh chương trình, cơ quan chủ trì chỉ tiến hành thu thập, tổng hợp, cập nhật đối với các thông tin, dữ liệu còn thiếu có liên quan trực tiếp đến nội dung điều chỉnh của chương trình.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, điều chỉnh chương trình có phạm vi liên tỉnh và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm lập, điều chỉnh chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố và bố trí đủ nguồn lực để bảo đảm việc lập chương trình theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.