Thông tư 49/2016/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo
26-12-2016
15-02-2017
Bộ Thông tin và Truyền thông Số: 49/2016/TT-BTTTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG
DẪN VỀ HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI VÀ THU HỒI THẺ NHÀ BÁO
Căn cứ Luật báo chíngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10
năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục
Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 28 Luật báo chí.
Hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp thẻ nhà báo vào hai (02) đợt, thời điểm xét cấp thẻ nhà báo là ngày 01 tháng 01 và ngày 21 tháng 6.
Kỳ hạn cấp thẻ nhà báo là 05 năm, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp thẻ nhà báo theo kỳ hạn mới vào ngày 01 tháng 01 của năm bắt đầu kỳ hạn mới. Kỳ hạn của thẻ nhà báo hiện hành được tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI VÀ THU HỒI THẺ NHÀ BÁO
Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo
Hồ sơ gồm có:
1. Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu; được người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo ký duyệt, đóng dấu (Mẫu số 1);
2. Bản sao bằng đại học, cao đẳng (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật báo chí) có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu);
3. Bản sao quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động và các văn bản khác có liên quan để chứng minh thời gian công tác liên tục hai (02) năm trở lên tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ hoặc tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu), được cơ quan báo chí xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Danh sách tác phẩm báo chí đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật báo chí (Mẫu số 2);
5. Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo có chữ ký, đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo (Mẫu số 3).
1. Người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo cho những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong cơ quan mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo.
2. Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo (bao gồm cả bản khai điện tử Mẫu số 1 và Mẫu số 3) trước ngày 01 tháng 11 và ngày 21 tháng 4 hàng năm và trước 120 ngày tính đến thời điểm thẻ nhà báo hết thời hạn sử dụng được quy định trên thẻ đến các cơ quan:
a) Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, báo điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
b) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ xét cấp thẻ nhà báo đối với hồ sơ và danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo hợp lệ.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp trao thẻ cho đại diện cơ quan báo chí ở trung ương và chuyển thẻ nhà báo đến Sở Thông tin và Truyền thông để trao cho cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan báo chí tổ chức trao thẻ nhà báo cho những người được cấp thẻ, đồng thời phổ biến các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, quy định về đạo đức nghề nghiệp báo chí để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của người được cấp thẻ nhà báo.
1. Người đã được cấp thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác mà vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 Luật báo chí thì phải làm thủ tục đổi thẻ nhà báo về cơ quan mới.
2. Hồ sơ đề nghị đổi thẻ nhà báo gồm:
a) Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị mà người đề nghị được đổi thẻ nhà báo chuyển đến làm việc;
b) Bản sao quyết định tiếp nhận công tác hoặc hợp đồng lao động có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bản sao thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác;
d) Văn bản của cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 27 Luật báo chí;
đ) Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát (Mẫu số 2).
3. Hồ sơ đề nghị đổi thẻ nhà báo gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).
4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xét đổi thẻ nhà báo.
5. Người được đổi thẻ nhà báo thuộc cơ quan, đơn vị ở trung ương có trách nhiệm nộp lại thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác cho Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).
Người được đổi thẻ nhà báo thuộc cơ quan, đơn vị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp lại thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan, đơn vị trước khi chuyển công tác cho Sở Thông tin và Truyền thông để gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).
1. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng làm mất, làm hỏng muốn được cấp lại thẻ phải có đơn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).
2. Đơn đề nghị cấp lại thẻ nhà báo phải có ý kiến xác nhận của cơ quan báo chí, cơ quan, đơn vị công tác và giấy báo mất có xác nhận của công an thị trấn, xã, phường nơi mất thẻ về trường hợp mất thẻ; trường hợp thẻ bị hỏng phải gửi kèm theo thẻ cũ.
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại thẻ nhà báo.
1. Đối với các trường hợp bị thu hồi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 6 Điều 28 Luật báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định thu hồi thẻ nhà báo.
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi thẻ nhà báo, người đứng đầu cơ quan báo chí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi thẻ nhà báo có trách nhiệm thu lại thẻ nhà báo của người bị thu hồi thẻ nhà báo nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các cơ quan báo chí ở trung ương nộp trực tiếp về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).
Các cơ quan báo chí ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp cho Sở Thông tin và Truyền thông để gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này).
3. Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 6 Điều 28 Luật báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lại thẻ nhà báo bị thu hồi sau khi nhận được:
a) Văn bản đề nghị trả lại thẻ nhà báo của cơ quan báo chí, cơ quan, đơn vị của người bị thu hồi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
b) Tài liệu chứng minh nhà báo bị thu hồi thẻ được cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017.
2. Thông tư 07/2007/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cấp, đổi thu hồi thẻ nhà báo hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.