Thông tư 42/2018/TT-BGTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm
30-07-2018
15-10-2018
Bộ Giao thông vận tải Số: 42/2018/TT-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2018 |
Thông tư
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KIỂM
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa
ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải ngày 25 tháng 11
năm 2015;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21
tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa;
Căncứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học -
Công nghệ và Cục trưởng
Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ
trưởng Giao thông vận tải ban
hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng
kiểm.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi khoản 1 Điều 1 như sau:
“1. Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là ATKT & BVMT) đối với các loại xe máy chuyên dùng nhập khẩu; cải tạo và khai thác sử dụng”.
2. Sửa đổi Điều 2 như sau:
"Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, kiểm tra nhập khẩu; cải tạo và khai thác sử dụng xe máy chuyên dùng.”
3. Sửa đổi Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng trong Thông tư này bao gồm:
1. Xe máy chuyên dùng (sau đây viết tắt là Xe) gồm các loại xe được nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7772:2007 “Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại” và các loại Xe được nêu tại Thông tư số 39/2016/TT-BGTVT ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
2. Xe cùng kiểu loại là các Xe của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế, thông số kỹ thuật cơ bản và cùng nước sản xuất.
3. Chứng chỉ chất lượng được hiểu là một trong các văn bản sau: Thông báo miễn kiểm tra chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông báo miễn), Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận CL); Thông báo không đạt chất lượng ATKT & BVMT nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông báo không đạt); Giấy chứng nhận Thẩm định thiết kế cải tạo; Giấy chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe cải tạo.
4. Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt Giấy CNAT) là chứng chỉ xác nhận Xe đã được kiểm tra và thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Tem kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt là Tem kiểm tra) là biểu trưng cấp cho Xe đã được cấp Giấy CNAT và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm tra.
6. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu Xe.
7. Thẩm định thiết kế cải tạo là việc xem xét, kiểm tra đối chiếu các nội dung của hồ sơ thiết kế sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành nhằm đảm bảo cho các sản phẩm được cải tạo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
8. Đơn vị kiểm tra ATKT & BVMT Xe trong khai thác sử dụng (sau đây viết tắt là Đơn vị kiểm tra) là các Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và các Chi cục đăng kiểm có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực thực hiện kiểm tra Xe theo quy định và được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
9. Chủ xe là tổ chức, cá nhân sở hữu; người lái xe hoặc người đưa Xe đến kiểm tra.
10. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn và sai số phép đo được sử dụng trong Thông tư này:
a) QCVN 13: 2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng;
b) QCVN 22: 2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ;
c) QCVN 12 : 2011/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới; sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của Xe được áp dụng như đối với ô tô chuyên dùng;
d) TCVN 7772: Tiêu chuẩn quốc gia về Xe, máy và thiết bị thi công di động - phân loại;
đ) TCVN 4244: Tiêu chuẩn quốc gia về Thiết bị nâng, thiết kế chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
4. Bãi bỏ điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4.
5. Sửa đổi khoản 4 Điều 5 như sau:
“4. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra Xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.”
6. Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 6.
7. Bãi bỏ khoản 3 Điều 7.
8. Bãi bỏ Chương III.
9. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:
“3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận cải tạo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Xe cải tạo được nghiệm thu và đạt yêu cầu.”
10. Sửa khoản 4 Điều 21 như sau:
“4. Cấp Giấy CNAT, Tem kiểm tra
a) Xe kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định thì được cấp: Giấy CNAT và Tem kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII và Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy CNAT và Tem kiểm tra được in từ phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng;
b) Thời hạn hiệu lực của Giấy CNAT, Tem kiểm tra quy định tại điểm a khoản này là 12 tháng. Giấy CNAT và Tem kiểm tra phải có cùng một seri;
c) Giấy CNAT, Tem kiểm tra quy định tại điểm a khoản này hết hiệu lực khi: Nội dung Giấy CNAT không phù hợp với thông số kỹ thuật thực tế của Xe; Xe được cấp Giấy CNAT mới; đã có khai báo mất của Chủ xe; đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị kiểm tra; Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; bị hư hỏng, rách nát;
d) Giấy CNAT, Tem kiểm tra cấp tại điểm a khoản này khi bị mất, bị hỏng chỉ cấp lại sau khi Xe đã được kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này. Khi thay đổi chủ sở hữu hoặc chuyển vùng thì Giấy CNAT, Tem kiểm tra vẫn còn giá trị theo thời hạn hiệu lực.”
11. Sửa đổi Điều 23 như sau:
“Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan quản lý, tổ chức và thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu; cải tạo và khai thác sử dụng. Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm:
1. Tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này.
2. Xây dựng Chương trình phần mềm Quản lý Xe trong nhập khẩu, cải tạo và khai thác sử dụng, thống nhất in, quản lý các loại phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và các Chứng chỉ chất lượng được quy định tại Thông tư này.”.
12. Sửa đổi Điều 27 như sau:
“Điều 27. Trách nhiệm của Cơ sở cải tạo
1. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và các quy định hiện hành khi cải tạo Xe và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cải tạo.
2. Hồ sơ cải tạo phải được lưu trữ ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cải tạo.”
13. Bãi bỏ Điều 30.
14. Thay thế Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Bãi bỏ Phụ lục VIII, IX, X, XI, XII, XIII, XIV và Phụ lục XXI của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT.
1. Sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau:
“4. Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp xe chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe chuyên dùng hoặc thành xe ô tô tải VAN.”
2. Sửa đổi điểm c khoản 5 Điều 7 như sau:
“c) Cơ quan thẩm định thiết kế tiến hành thẩm định thiết kế theo quy định: Nếu thiết kế đạt yêu cầu, sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế, cơ quan thẩm định thiết kế cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Trường hợp không cấp, cơ quan thẩm định thiết kế thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định;”
3. Bãi bỏ khoản 6 Điều 12.
1. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 10.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 12 như sau:
“1. Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này và nộp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia.
2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra và có kết quả thông báo cho Cơ sở nhập khẩu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn Cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất với Cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của Cơ sở nhập khẩu.”
3. Thay thế Phụ lục VI của Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bổ sung khoản 8 Điều 25 như sau:
“8. Lưu trữ phần lưu của Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, hồ sơ kiểm tra chất lượng của sản phẩm tối thiểu 03 năm kể từ ngày xuất xưởng xe. Khi hủy tài liệu này, cơ sở sản xuất phải bảo đảm được việc truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc triệu hồi”.
1. Bãi bỏ Bản sao chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu bao gồm: Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trong hồ sơ đăng ký kiểm tra được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT (đã được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư 55/2014/TT-BGTVT).
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 1 Điều 10 như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia.
b) Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra và có kết quả thông báo cho Tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan kiểm tra hướng dẫn Tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cơ quan kiểm tra thống nhất với Tổ chức, cá nhân nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của Tổ chức, cá nhân nhập khẩu.”
3. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 10 như sau:
“b) Đối với việc cấp chứng chỉ chất lượng: trong phạm vi 04 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe cơ giới đạt yêu cầu và nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
4. Thay thế Phụ lục I của Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 5.
2. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 8 như sau:
“c) Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ theo quy định, Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký và thực hiện đánh giá COP theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIa ban hành kèm theo Thông tư này trong phạm vi 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu."
3. Sửa đổi điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 8 như sau:
“a) Cơ sở nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và nộp cho Cơ quan QLCL bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia.
b) Cơ quan QLCL tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra và có kết quả thông báo cho cơ sở nhập khẩu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thì Cơ quan QLCL hướng dẫn cơ sở nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cơ quan QLCL thống nhất với cơ sở nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của cơ sở nhập khẩu.
c) Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra và xem xét kết quả thử nghiệm Xe theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Nếu không đạt yêu cầu thì trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thông báo để Cơ sở nhập khẩu khắc phục; Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu Cơ sở nhập khẩu chưa có biện pháp khắc phục thì thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIc kèm theo Thông tư này. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IIIb ban hành kèm theo Thông tư này trong phạm vi 04 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.”
4. Thay thế Phụ lục II của Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 4.
2. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 6 như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và nộp cho Cơ quan KTCL bằng hình thức trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua Cổng Thông tin một cửa quốc gia.
b) Cơ quan KTCL tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra và có kết quả thông báo cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định thì Cơ quan KTCL xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đầy đủ theo quy định thi Cơ quan KTCL hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện lại.
Cơ quan KTCL thống nhất với tổ chức, cá nhân nhập khẩu về thời gian và địa điểm kiểm tra. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày làm việc so với ngày đề nghị kiểm tra của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.”
3. Sửa đổi điểm a, b khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Cơ quan KTCL tiến hành kiểm tra xe, động cơ nhập khẩu tại địa điểm đã thống nhất với tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Trong phạm vi 04 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan KTCL cấp Giấy chứng nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng như sau:
a) Đối với xe, động cơ đạt chất lượng và có đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan KTCL cấp giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu theo mẫu tương ứng tại Phụ lục IVa và IVb kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình kiểm tra, nếu Cơ quan KTCL nhận được thông tin từ nhà sản xuất xe hoặc cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài thông báo chính thức xe thuộc đối tượng phải triệu hồi (recall) để sửa chữa, khắc phục các lỗi thì cơ quan KTCL chỉ cấp giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu sau khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu có văn bản cam kết kèm theo văn bản của nhà sản xuất hoặc của các cơ sở được ủy quyền của nhà sản xuất xác nhận chiếc xe nhập khẩu đã thực hiện xong việc sửa chữa khắc phục lỗi và đảm bảo an toàn.
b) Đối với các xe và động cơ chưa phù hợp quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, Cơ quan KTCL thông báo để tổ chức, cá nhân nhập khẩu khắc phục trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu chưa có biện pháp khắc phục, Cơ quan KTCL ra Thông báo không đạt chất lượng nhập khẩu theo mẫu tương ứng tại các Phụ lục Va và Vb kèm theo Thông tư này.”;
3. Thay thế Phụ lục I của Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Cơ quan QLCL tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ và thực hiện đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này: Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu, trong phạm vi 04 ngày kể từ ngày hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định và kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIIa và VIIb ban hành kèm theo Thông tư này.”
2. Bổ sung khoản 4 Điều 16 như sau:
“4. Lưu trữ phần lưu của Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, hồ sơ kiểm tra chất lượng của sản phẩm tối thiểu 03 năm kể từ ngày xuất xưởng xe. Khi hủy tài liệu này, cơ sở sản xuất phải bảo đảm được việc truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc triệu hồi”.
1. Sửa đổi khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký chứng nhận và thực hiện đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Nếu chưa đạt yêu cầu thì thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại; Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIa và VIIb ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu.”
2. Bổ sung khoản 6 Điều 21 như sau:
“6. Lưu trữ phần lưu của Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, hồ sơ kiểm tra chất lượng của sản phẩm tối thiểu 03 năm kể từ ngày xuất xưởng xe. Khi hủy tài liệu này, cơ sở sản xuất phải bảo đảm được việc truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc triệu hồi.”
1. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 5 như sau:
“c) Có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành điều khiển tàu biển, động cơ đốt trong, điện tàu thủy, cơ khí, cơ khí động lực, cơ khí ô tô và đã được đào tạo bổ sung chuyên môn đại cương về máy tàu thủy hoặc vỏ tàu thủy theo chương trình 1 hoặc chương trình 3 quy định tại Mục III Phụ lục I của Thông tư này.”
2. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại đơn vị đăng kiểm như sau:
a) Đối tượng có chuyên môn quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11: tối thiểu 24 tháng đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc 12 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.
b) Đối tượng có chuyên môn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện nhiệm vụ theo quy định, tại điểm b khoản 2 Điều 11: tối thiểu 12 tháng.”
3. Sửa đổi điểm b khoản 4 Điều 27 như sau:
“b) Trường hợp đề nghị công nhận nâng hạng đăng kiểm viên nêu tại khoản 3 Điều này, thủ tục đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.”
4. Sửa đổi khoản 1 Điều 33 như sau:
“1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức rà soát đăng kiểm viên đang giữ hạng theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT, đã thực hiện kiểm tra phương tiện theo quy định tại Điều 11 của Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT, để công nhận đăng kiểm viên theo các hạng đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra được quy định tại Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT như sau:
“a) Các đăng kiểm viên đã được công nhận theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT, đã thực hiện kiểm tra phương tiện tương đương với cỡ loại phương tiện thuộc phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT, sẽ được công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra tương ứng hạng II của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT; đã thực hiện kiểm tra phương tiện tương đương với cỡ loại phương tiện thuộc phạm vi thực hiện của đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT, sẽ được công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra tương ứng hạng I của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT. Đăng kiểm viên các hạng được công nhận theo quy định tại khoản này được miễn các yêu cầu quy định tại khoản 3, 5 Điều 6 hoặc khoản 3, 5 Điều 7 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT.
b) Các đăng kiểm viên đã được công nhận theo Quyết định số 2687/2000/QĐ-BGTVT, trên 50 tuổi từ ngày 01/10/2018, tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành về vỏ, máy tàu thủy sẽ được công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng I, II tương ứng của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT và được miễn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT.
c) Các đăng kiểm viên trên 50 tuổi hiện đang là đăng kiểm viên hạng I, II và đăng kiểm viên thẩm định thiết kế từ ngày 01/10/2018, được miễn chứng chỉ ngoại ngữ khi xem xét chuyển tiếp.
d) Việc rà soát, công nhận phải hoàn thành trước ngày 31/12/2019.”
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2018.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.