Thông tư 40/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không khí và nước
23-10-2017
08-12-2017
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 40/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2017 |
Thông tư
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CHUẨN BỘ DỮ LIỆU VỀ QUAN TRẮC, ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN, HẢI VĂN, MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23
tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày
04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ pháp
chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không khí và nước.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định kỹ thuật chuẩn bộ dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn, môi trường không khí và nước.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam có liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia và quản lý, khai thác và trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn bộ dữ liệu khí tượng thủy văn là cách thức quy định nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin và định dạng lưu trữ dữ liệu cho bộ dữ liệu khí tượng thủy văn được sử dụng khi giao nộp, trao đổi dữ liệu.
2. Siêu dữ liệu khí tượng thủy văn là dữ liệu đặc tả khí tượng thủy văn mô tả nội dung, định dạng, chất lượng, nguồn gốc, phương pháp xử lý và các thông tin đặc tính khác của dữ liệu khí tượng thủy văn.
3. Cấu trúc dữ liệu là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu.
4. Kiểu thông tin của dữ liệu là tên, kiểu giá trị và độ dài trường thông tin của dữ liệu.
5. Hệ cao độ quốc gia là hệ cao độ được sử dụng thống nhất trong toàn quốc có điểm gốc cao độ đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng.
6. VN-2000 là tên hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia hiện hành của Việt Nam được thống nhất áp dụng trong cả nước theo Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
7. Cao độ hải đồ (số "0 hải đồ" hay số “0” độ sâu) là mặt phẳng chuẩn quy ước được chọn làm gốc để đo độ sâu của biển, mặt này là một mặt phẳng nằm ngang, được quy định cho từng vùng biển sử dụng số "0" này và thường được chọn là mực nước thấp nhất có thể có theo điều kiện thiên văn (nước ròng thấp nhất) tại vùng này. Số “0” độ sâu Nhà nước là mặt mực chuẩn trùng với mực nước triều thấp nhất lịch sử tại trạm Hòn Dấu.
8. XML (eXtensible Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng được sử dụng để xây dựng tài liệu văn bản có cấu trúc phục vụ mục đích trao đổi dữ liệu.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Điều 4. Hệ cao độ, tọa độ không gian và hệ quy chiếu thời gian
Thông tin, dữ liệu về quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn, môi trường không khí và nước phải áp dụng hệ cao độ, tọa độ không gian và hệ quy chiếu thời gian như sau:
1. Hệ cao độ:
a) Sử dụng hệ cao độ quốc gia đối với thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn;
b) Sử dụng cao độ hải đồ đối với thông tin, dữ liệu hải văn.
2. Hệ tọa độ không gian: Áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
3. Hệ quy chiếu thời gian: Ngày, tháng, năm theo năm Dương lịch; giờ, phút, giây theo múi giờ Việt Nam (UTC+07:00).
1. Nội dung thông tin, dữ liệu:
a) Thông tin, dữ liệu khí tượng bề mặt: Nhiệt độ không khí, nhiệt độ điểm sương, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển, bốc hơi, thời gian nắng, hướng và tốc độ gió, mây, lượng mưa, nhiệt độ đất, trạng thái mặt đất, tầm nhìn ngang, các hiện tượng khí tượng;
b) Thông tin, dữ liệu thủy văn: Nhiệt độ nước sông, mực nước, độ rộng mặt nước, chiều dài lưu vực, diện tích lưu vực, diện tích mặt cắt, tốc độ, lưu lượng nước, độ sâu, độ đục, độ dốc, hệ số nhám lòng sông, tổng lượng dòng chảy, lượng triều, lưu lượng chất lơ lửng, hàm lượng chất lơ lửng, tổng lượng chất lơ lửng;
c) Thông tin, dữ liệu khí tượng nông nghiệp: Nhiệt độ nước trên ruộng, độ ẩm các lớp đất sâu, xáo trộn không khí tại lớp không khí gần bề mặt, lượng nước trong đất, lượng nước có ích;
d) Thông tin, dữ liệu khí tượng hải văn: Gió bề mặt biển, tầm nhìn xa phía biển, mực nước biển, mực nước biển trung bình, thủy triều, dao dộng dư, loại sóng biển, yếu tố sóng biển, dạng sóng, cấp sóng, nhiệt độ bề mặt biển, trạng thái mặt biển, độ muối nước biển, sáng biển, các hiện tượng khí tượng hải văn nguy hiểm;
đ) Thông tin, dữ liệu môi trường không khí và nước: Thành phần hóa học của nước mưa, các thông số vật lý, các thông số hóa học của môi trường không khí, các thông số vật lý, các thông số hóa học của môi trường nước sông, hồ, biển, thông tin về các vật trôi nổi trên sông hồ;
e) Thông tin, dữ liệu khí tượng bức xạ: Trực xạ, cán cân bức xạ, phản xạ, tán xạ, tổng xạ, albedo, thời sai, độ cao mặt trời, màu sắc bầu trời, trạng thái mặt đệm, trạng thái đĩa mặt trời, độ trong suốt và độ vẩn đục khí quyển;
g) Thông tin, dữ liệu ô dôn - bức xạ cực tím: Tổng lượng ô dôn, cường độ bức xạ cực tím;
h) Thông tin, dữ liệu thám không vô tuyến: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển và gió;
i) Thông tin, dữ liệu gió Pilot: Gió trên cao;
k) Thông tin, dữ liệu điều tra, khảo sát: thủy văn, khí tượng hải văn, môi trường nước biển.
2. Cấu trúc và kiểu thông tin, dữ liệu bao gồm phân cấp thông tin, ký hiệu, kiểu dữ liệu, độ dài trường, đơn vị và mô tả được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 Thông tư này.
1. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không khí và nước được xây dựng tuân thủ theo chuẩn dữ liệu Dublin Core và phải được mã hóa.
2. Siêu dữ liệu quan trắc, điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường không khí và nước gồm:
a) Nhóm thông tin nội dung: nhan đề, chủ đề, mô tả, loại, tóm tắt;
b) Nhóm thông tin bản quyền: tác giả, tác giả phụ, nhà xuất bản, bản quyền;
c) Nhóm thông tin thuyết minh: ngày tháng, nơi chứa, liên kết, định danh, ngôn ngữ.
3. Siêu dữ liệu được lập trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu và được cập nhật thường xuyên.
4. Cấu trúc và kiểu thông tin của siêu dữ liệu bao gồm phân cấp thông tin, ký hiệu trường thông tin, kiểu giá trị và mô tả được quy định chi tiết tại Phụ lục 02 Thông tư này.
1. Định dạng dữ liệu và siêu dữ liệu sử dụng theo ngôn ngữ XML.
2. Dữ liệu và siêu dữ liệu được trao đổi, phân phối dưới dạng tệp dữ liệu thông qua các thiết bị lưu trữ và các dịch vụ truyền dữ liệu.
Việc kiểm tra chất lượng nội dung thông tin, dữ liệu được thực hiện theo các hạng mục sau:
1. Kiểm tra nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin, dữ liệu.
2. Kiểm tra tính đầy đủ của thông tin, dữ liệu.
3. Kiểm tra lược đồ ứng dụng trong trao đổi, phân phối và cập nhật dữ liệu và siêu dữ liệu.
4. Chi tiết hạng mục và mức độ kiểm tra được quy định tại Phụ lục 03 Thông tư này.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8 tháng 12 năm 2017.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.