PHỤ LỤC SỐ 01
QUY TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Thông tư số39/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 25 tháng10năm 2016
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.
Kế hoạch kiểm tra
a) Mục đích: kiểm tra, kịp thời
phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt
là Chương trình) ở các cấp địa phương, qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị
trong tổ chức thực hiện.
b) Nội dung kiểm tra:
- Công tác chỉ đạo điều hành của
các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình (triển khai thực hiện các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương liên quan đến Chương trình;
công tác bố trí vốn, quản lý nguồn vốn, các vấn đề về quản lý nguồn vốn, thanh
quyết toán; phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện);
- Tiến độ thực hiện các đầu ra và
các kết quả (theo từng dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình);
- Mức độ tham gia và hưởng lợi của
người dân trên địa bàn (đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số,...)
trong lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động của Chương trình;
- Khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai thực hiện;
- Một số nội dung khác (tùy theo điều
kiện đặc thù của từng địa phương).
2.
Phương pháp kiểm tra
a) Thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn của địa phương về thực hiện Chương trình; các báo cáo kiểm tra (kỳ trước),
báo cáo giám sát, đánh giá, và các tài liệu liên quan.
b) Tham vấn cán bộ xã, thôn, bản: Cấp
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, thành viên Ban quản lý các chương trình
mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã (sau đây gọi là Ban quản lý cấp xã), trưởng
thôn, bản.
c) Tham vấn các đối tượng thụ hưởng
để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng Chương trình.
3.
Quy trình kiểm tra
a) Cấp Trung ương:
- Thông báo cho Ban Chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh về kế hoạch kiểm tra;
- Thu thập các thông tin về chỉ đạo,
tổ chức thực hiện Chương trình;
- Chọn ngẫu nhiên huyện, xã để kiểm
tra thực tế;
- Tiến hành các nội dung kiểm tra
theo kế hoạch.
b) Cấp tỉnh:
- Thông báo cho Ban Chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện về kế hoạch kiểm tra;
- Thu thập các thông tin về chỉ đạo,
tổ chức thực hiện Chương trình;
- Chọn ngẫu nhiên xã, thôn bản để kiểm
tra thực tế;
- Tiến hành các nội dung kiểm tra
theo kế hoạch.
c) Cấp huyện:
- Thông báo với Ban giảm nghèo xã về
kế hoạch kiểm tra;
- Chọn ngẫu nhiên thôn, bản để tiến
hành kiểm tra;
- Thu thập các tài liệu liên quan;
- Tiến hành kiểm tra ở thôn, bản và
tham vấn trực tiếp với đối tượng hưởng lợi Chương trình.
d) Cấp xã:
- Nghe các thành viên Ban quản lý cấp
xã báo cáo tình hình thực hiện Chương trình giảm nghèo;
- Thu thập các tài liệu liên quan:
- Tham vấn các đối tượng hưởng lợi
về mức độ tiếp cận, thụ hưởng Chương trình.
4.
Trách nhiệm của các cấp
a) Trung ương (thường trực là Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân
công các thành viên làm trưởng đoàn kiểm tra thực hiện Chương trình ở các địa
phương.
- Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.
- Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo
trung ương về các Chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Cấp tỉnh (thường trực là Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội)
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
kế hoạch kiểm tra hàng năm.
- Phối hợp với các cơ quan có liên
quan thực hiện việc kiểm tra đối với cấp huyện.
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh kết quả kiểm tra định kỳ, báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về các chương
trình mục tiêu quốc gia.
c) Cấp huyện (thường trực là Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội)
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện
kế hoạch kiểm tra đối với cấp xã.
- Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
huyện, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh.
d) Cấp xã
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, phân
công trách nhiệm cụ thể theo dõi cho các thành viên Ban quản lý cấp xã.
- Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã kết
quả kiểm tra và báo cáo Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.
4.
Thời điểm kiểm tra
Tiến hành kiểm tra thường xuyên,
liên tục trong năm, trong đó cấp trung ương thực hiện ít nhất một năm một lần;
cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện ít nhất 6 tháng một lần.
Tiến hành kiểm tra đột xuất nếu có
vấn đề phát sinh.
5.
Thời điểm báo cáo kết quả kiểm tra
Trong vòng 10 ngày làm việc sau khi
kết thúc đợt kiểm tra, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các cấp địa phương gửi
báo cáo kiểm tra (Mẫu số 01) về cơ quan thường trực Chương trình cùng cấp để tổng
hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.
PHỤ LỤC SỐ 02
QUY TRÌNH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2016-2020
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1.
Thu thập thông tin ở cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban
quản lý cấp xã theo định kỳ thu thập thông tin theo các Biểu số 03, Biểu số 04,
Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10 về Ban
Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (qua Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội).
2.
Thu thập thông tin, tổng hợp ở cấp huyện
- Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội và các phòng ban liên quan thu thập thông tin Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu
số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10 (về các dự
án, tiểu dự án, hoạt động do cấp huyện trực tiếp thực hiện).
- Ban Chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia cấp huyện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) tổng hợp
thông tin từ các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu
số 08, Biểu số 09, Biểu số 10. Sau đó, tổng hợp thông tin vào các Biểu số 01 và
Biểu số 02.
- Gửi kết quả tổng hợp về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành chủ trì, quản lý và thực hiện dự
án, tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình.
3.
Tổng hợp, báo cáo ở cấp tỉnh
- Các sở, ban, ngành liên quan thu
thập thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09 (về các dự án, tiểu
dự án, hoạt động do cấp tỉnh trực tiếp thực hiện).
- Các sở, ban ngành liên quan tổng
hợp biểu mẫu báo cáo theo dự án, tiểu dự án, hoạt động được phân công chủ trì,
quản lý, thực hiện; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng, cả năm (Mẫu số 02) đối với
các dự án, tiểu dự án, và hoạt động do sở, ban ngành quản lý, Báo cáo đánh giá
đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ (Mẫu số 03) và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
và Bộ, ngành trực tiếp quản lý.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tổng hợp chung các Biểu số 03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu
số 08, Biểu số 09, Biểu số 10, đồng
thời tổng hợp Biểu số 01 và Biểu số 02; xây dựng Báo cáo giám sát 6 tháng,
cả năm (Mẫu số 02), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ (Mẫu số 03) để
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4.
Tổng hợp, báo cáo ở cấp Trung ương
- Các Bộ, ngành liên quan thu thập
thông tin Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09 (về các dự án, tiểu dự
án, hoạt động do cấp Trung ương trực tiếp thực hiện).
- Các Bộ, ngành chủ trì, quản lý,
thực hiện dự án, tiểu dự án, hoạt động tổng hợp Báo cáo giám sát 6 tháng, cả
năm (Mẫu số 02), Báo cáo đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ (Mẫu số 03) và gửi về
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
tổng hợp Báo cáo giám sát 6 tháng, cả năm (Mẫu số 02), Báo cáo đánh giá đầu kỳ,
giữa kỳ, cuối kỳ (Mẫu số 03) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, và báo
cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
MẪU SỐ 01
BÁO CÁO KIỂM TRA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 6 THÁNG, CẢ NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm
2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CƠ QUAN KIỂM TRA ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /BC- | ….., ngày tháng
năm ... |
BÁO CÁO KIỂM TRA
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững 6 tháng, cả năm
I.
NỘI DUNG KIỂM TRA
1.
Khái quát về đợt kiểm tra
- Thành phần Đoàn kiểm tra thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2016-2020 (sau đây gọi tắt
là Chương trình).
- Kế hoạch kiểm tra (kế hoạch chi
tiết của đợt kiểm tra với ngày, giờ, địa điểm cụ thể trong thực hiện các hoạt động
kiểm tra).
- Nội dung chính của đợt kiểm tra.
2.
Tình hình khắc phục những kết luận của đợt kiểm tra kỳ trước
Bảng tóm tắt trong đó có nội dung về
các kết luận kiểm tra kỳ trước và tiến độ khắc phục các kết luận kiểm tra kỳ
trước tính đến đợt kiểm tra hiện tại (lưu ý: nếu là lần kiểm tra đầu tiên thì
không cần có mục này).
II.
KẾT QUẢ KIỂM TRA
1.
Kết quả kiểm tra
a)
Công tác lập kế hoạch thực hiện Chương trình
- Tiến độ thực hiện Chương trình.
- Mức độ tham gia của hộ nghèo, hộ
cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số, và các đối tượng yếu thế khác trong công
tác lập kế hoạch.
b)
Tình hình xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình
Tình hình xây dựng và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn của các cấp liên quan đến thực
hiện Chương trình (có vướng mắc gì trong quá trình tổ chức thực hiện? có điểm
gì chưa phù hợp? ...).
c)
Ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách của tỉnh hỗ trợ/thúc đẩy thực hiện
Chương trình
Tình hình xây dựng và tổ chức thực
hiện các cơ chế, chính sách của các cấp liên quan đến thực
hiện Chương trình (có vướng mắc gì trong quá trình tổ chức thực hiện? có điểm
gì chưa phù hợp? ...)
d)
Bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình
- Bố trí nguồn lực: ngân sách trung
ương bố trí, trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố
trí, trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).
- Tình hình giải ngân: tổng hợp giải
ngân trong kỳ kiểm tra và giải ngân lũy kế từ đầu Chương trình; tình hình giải
ngân từng nguồn vốn: tiến độ, các vướng mắc, khả năng huy động bổ sung...
e)
Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan
- Công tác điều phối của chủ Chương
trình.
- Sự tham gia của các cơ quan, đơn
vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động
của Chương trình.
- Tình hình lồng ghép, phối hợp với
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương
trình, dự án khác tại địa phương.
2.
Tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình (áp dụng cho Báo cáo Kiểm tra của tỉnh)
Đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện
các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.
(Kèm theo Biểu số 02)
3.
Kết quả tham vấn người dân
- Nội dung và thành phần tham gia.
- Nội dung tham vấn, những vướng mắc
đã giải quyết được ngay tại buổi tham vấn và những vướng mắc phải báo cáo lên cấp
trên để xem xét giải quyết.
III.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.
Các vấn đề tồn tại trong thực hiện Chương trình
2.
Các kiến nghị để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình (gắn với phân
công thực hiện cho từng cơ quan, đơn vị liên quan và thời gian thực hiện cụ thể).
Nơi nhận: -
… -
… | Cơ
quan kiểm tra (ký tên, đóng dấu) |
MẪU SỐ 02
BÁO CÁO GIÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 6 THÁNG, CẢ NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm
2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /BC- | ….., ngày tháng
năm ... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững 6 tháng, cả năm
I.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 6 THÁNG, CẢ NĂM
1.
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
Tình hình xây dựng và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2.
Công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Chương trình
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển
khai thực hiện Chương trình.
- Công tác phối hợp giữa các cấp,
các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
3.
Tình hình thực hiện Chương trình 6 tháng, cả năm
3.1.
Dự án 1: Chương trình 30a
Ngân sách trung ương bố trí, trong
đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó (đầu
tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn) cho Dự án 1.
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo.
- Ngân sách trung ương bố trí,
trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó
(đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn);
- Số công trình được đầu tư trong
đó: đầu tư mới, công trình chuyển tiếp, công trình duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ
đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu
tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Ngân sách trung ương bố trí,
trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó
(đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn);
- Số công trình được đầu tư mới,
duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công
trình, với mỗi công trình đầu tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số).
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn);
- Trên địa bàn các huyện nghèo: Số mô
hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình
giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp
và phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ; quy mô mô hình giảm nghèo hoặc dự án
phát triển sản xuất, với mỗi mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất
ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ,
dân tộc thiểu số), có gắn với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- Trên địa bàn các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: Số mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát
triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển
sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp, ngành nghề dịch
vụ; quy mô mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất, với mỗi mô hình
giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng
số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số), có gắn với quy
hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.
d) Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài.
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác;
- Số người được hỗ trợ đào tạo nghề,
ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các thủ tục để đi làm việc ở nước
ngoài, trong đó: số lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
(ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ
nữ, dân tộc thiểu số);
- Số cán bộ, tuyên truyền viên cơ sở
được tập huấn nâng cao năng lực;
- Số lượt người
lao động/gia đình người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước
(ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ
nữ, dân tộc thiểu số).
3.2.
Dự án 2: Chương trình 135
Ngân sách trung ương bố trí, trong
đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa
phương bố trí, trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các
nguồn) cho Dự án 2.
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Ngân sách trung ương bố trí,
trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó
(đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn);
- Số công trình được đầu tư trong
đó: đầu tư mới, công trình chuyển tiếp, công trình duy tu bảo dưỡng (cấp làm chủ
đầu tư, phân loại công trình đầu tư, quy mô công trình, với mỗi công trình đầu
tư ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc
thiểu số).
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển
sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn);
- Số mô hình giảm nghèo hoặc dự án
phát triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát
triển sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp, ngành
nghề dịch vụ; quy mô mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất, với mỗi
mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất ghi rõ đối tượng hưởng lợi
theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số), có gắn
với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực
cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu; thôn bản đặc biệt khó khăn.
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn);
- Số các hoạt động nâng cao năng lực:
phân loại các hoạt động, với mỗi loại hoạt động ghi rõ số người được hỗ trợ gồm
cả tổng số lượt, số lượt cán bộ (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ
theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số), số lượt người
dân (trong đó ghi rõ số lượt người nghèo, lượt cận nghèo, lượt phụ nữ, lượt dân
tộc thiểu số).
3.3.
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình
giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn);
- Số mô hình giảm nghèo hoặc dự án
phát triển sản xuất được hỗ trợ (phân loại mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát
triển sản xuất theo loại hình nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp, ngành
nghề dịch vụ; quy mô mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất, với mỗi
mô hình giảm nghèo hoặc dự án phát triển sản xuất ghi rõ đối tượng hưởng lợi
theo tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số), có gắn
với quy hoạch phát triển sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.4.
Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Ngân sách trung ương bố trí, trong
đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó (đầu
tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn) cho Dự án 4.
a) Hoạt động truyền thông
- Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn).
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các
sản phẩm truyền thông về giảm nghèo (phóng sự, tọa đàm,
đối thoại, Pa nô, áp phích, tờ rơi, hình thức khác...).
- Xây dựng và phát triển mạng lưới
cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp: (số lớp và số người
tham dự).
- Xây dựng trang tin điện tử về giảm
nghèo hoặc ký hợp đồng đưa tin trên trang điện tử.
- Tổ chức đối thoại chính sách (số
cuộc đối thoại theo từng cấp, số đối tượng hưởng lợi tham gia đối thoại theo tổng
số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số).
b) Hoạt động giảm nghèo về thông
tin
- Ngân sách trung ương bố trí,
trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó
(đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn).
- Số hộ dân thuộc địa bàn huyện
nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội
(ghi rõ đối tượng hưởng lợi theo tổng số, số hộ nghèo, số hộ cận nghèo, số hộ
dân tộc thiểu số).
- Số phương
tiện nghe - xem được hỗ trợ cho hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc
các dân tộc rất ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.
- Số cán bộ cấp xã làm công tác
thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin
tuyên truyền cổ động; số lớp đào tạo.
- Xã nghèo có điểm thông tin, tuyên
truyền cổ động ngoài trời.
- Trang bị bộ phương tiện tác nghiệp
tuyên truyền cổ động.
- Cụm thông tin cơ sở tại các khu vực
cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương được đầu tư.
3.5.
Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
Ngân sách trung ương bố trí; ngân
sách địa phương bố trí; huy động khác (theo các nguồn) cho Dự án 5.
a) Hoạt động nâng cao năng lực
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực
giảm nghèo: Số lớp tập huấn và số lượt cán bộ được tập huấn (trong đó ghi rõ tổng
số lượt, số lượt cán bộ theo các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc
thiểu số).
- Tham quan, học tập kinh nghiệm: Số
lượt và số cán bộ tham dự (trong đó ghi rõ tổng số lượt, số lượt cán bộ theo
các cấp, số lượt cán bộ nữ, số lượt cán bộ dân tộc thiểu số).
b) Hoạt động kiểm tra và giám sát,
đánh giá
- Hoạt động kiểm tra: Số lần (đoàn)
giám sát cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Tình hình triển khai các hướng dẫn
về giám sát và đánh giá.
- Thực hiện xây dựng, cập nhật cơ sở
dữ liệu giảm nghèo: điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; cập nhật dữ liệu hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
(Kèm theo Biểu số 02)
4.
Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
- Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ
lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm so với kế hoạch năm và thực hiện năm trước
(theo huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã
đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó
khăn).
- Kết quả thực hiện mục tiêu tăng
thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm so với năm trước (theo huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn).
- Kết quả thực hiện mục tiêu đưa
các địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn so với kế hoạch năm (gồm
huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn).
- Kết quả thực hiện các mục tiêu và
chỉ tiêu cụ thể khác của Chương trình.
(Kèm theo Biểu số 01)
6.
Đánh giá chung
6.1.
Thuận lợi
6.2.
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
II.
KẾHOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 6
THÁNG, CẢ NĂM
1.
Công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình.
2.
Công tác hướng dẫn thực hiện Chương trình.
3.
Bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình.
4.
Quản lý điều hành, kiểm tra và giám sát, đánh giá.
III.
ĐỀXUẤT, KIẾN NGHỊ
1.
Các đề xuất về đổi mới cơ chế, chính sách, điều hành Chương trình.
2.
Các đề xuất về tổchức thực hiện
Chương trình.
IV.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Tổng hợp các Biểu số 03, Biểu số
04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu số 10 theo
kỳ báo cáo trong Phụ lục.
Nơi nhận: -
… -
… | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (ký tên, đóng dấu) |
MẪU SỐ 03
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẦU KỲ, GIỮA KỲ VÀ CUỐI KỲ
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BLĐTBXH ngày tháng năm
2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: /BC- | ….., ngày tháng
năm ... |
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo
bền vững đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ
I.
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
1.
Đánh giá việc thiết kế Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
- Về mục
tiêu: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2016-2020 (sau đây gọi
tắt là Chương trình) có phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội không? có đảm bảo
giảm được nghèo theo mục tiêu đề ra không?
- Về đối tượng:
mức độ hưởng lợi của các đối tượng ưu tiên (số người nghèo, người cận nghèo, phụ
nữ, dân tộc thiểu số...) có cần điều chỉnh hoặc bổ sung thêm đối tượng không
(như hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo?)
- Về công tác
chỉ đạo, điều hành: hợp lý chưa? cần bổ sung sửa đổi như thế nào?
- Về cơ chế tổ
chức thực hiện: phù hợp, đồng bộ và hệ thống chưa? Có gì phải điều chỉnh không?
2.
Đánh giá việc bố trí nguồn lực cho Chương trình
- Ngân sách trung ương bố trí,
trong đó (đầu tư phát triển; sự nghiệp); ngân sách địa phương bố trí, trong đó
(đầu tư phát triển; sự nghiệp); huy động khác (theo các nguồn);
- Mức độ đầy đủ và kịp thời về kinh
phí so với nhu cầu để thực hiện từng hoạt động
của dự án.
- Mức huy động từ các
nguồn vốn khác nhau cho giảm nghèo (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương,
đóng góp từ doanh nghiệp, từ các tổ chức
quốc tế, của cộng đồng và cá nhân).
- Các vướng mắc, bất cập trong bố
trí vốn.
3.
Đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình
- Tiến độ thực hiện các dự án, tiểu
dự án, hoạt động của Chương trình: có đúng tiến độ như kế hoạch theo các giai đoạn
hay không? nguyên nhân của việc chậm tiến độ (nếu có).
II.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1.
Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
- Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ
lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo so với kế hoạch của giai đoạn (theo huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn).
- Kết quả thực hiện mục tiêu tăng
thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo so với kế hoạch của giai đoạn (theo huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn).
- Kết quả thực hiện mục tiêu đưa
các địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn so với kế hoạch của giai đoạn
(gồm huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn).
- Kết quả thực hiện các mục tiêu và
chỉ tiêu cụ thể khác của Chương trình.
(Kèm theo Biểu số 01)
2.
Đánh giá mức độ tham gia của các đối tượng hưởng lợi
- Đánh giá sự tham gia của các đối
tượng hưởng lợi vào công tác lập kế hoạch trung hạn và hàng năm của Chương
trình (tổng số cuộc họp thôn lập kế hoạch, số lượt người tham gia các cuộc họp thôn
lập kế hoạch trong đó ghi rõ tổng số, số người nghèo, người cận nghèo, phụ nữ,
dân tộc thiểu số).
- Đánh giá sự tham gia của người
dân trong tổ chức thực hiện theo các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương
trình (mức độ đóng góp, tham gia vào giám sát, tham gia vận hành và duy tu, bảo
dưỡng).
- Đánh giá mức độ hưởng lợi của hộ
nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số... trong các dự án,
tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.
III.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ
CHƯƠNG TRÌNH
1.
Công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình
- Đánh giá công tác kiện toàn Ban
chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.
- Đánh giá tình hình chỉ đạo của
Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp.
- Đánh giá mức độ đầy đủ, kịp thời
của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình.
2.
Công tác quản lýthực hiện Chương
trình
- Đánh giá công tác phối hợp giữa
các bộ ngành, sở ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án,
hoạt động của Chương trình.
- Đánh giá tình hình thực hiện công
tác kiểm tra và giám sát, đánh giá.
IV.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.
Thuận lợi
2.
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.
Bài học kinh nghiệm
- Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo,
điều hành, và quản lý Chương trình.
- Bài học kinh nghiệm rút ra trong
quá trình tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của Chương trình.
V.
CÁC ĐỀXUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1.
Kiến nghị điều chỉnh mục tiêu và thiết kế
- Đề xuất về điều chỉnh, hoàn thiện
nội dung các dự án thuộc Chương trình trên các phương diện: mục tiêu, đối tượng
thụ hưởng của dự án, các hoạt động dự án, cơ chế thực hiện, nguồn vốn, các đầu
ra của dự án;
- Đề xuất về đối tượng hưởng lợi của
Chương trình (cách xác định đối tượng, các đối tượng cần bổ sung...)
2.
Đề xuất bố trí vốn và cơ chế huy động vốn
- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải
pháp bố trí và phân bổ vốn đảm bảo đủ và kịp thời lượng vốn cho thực hiện
Chương trình.
- Đề xuất về cơ chế quản lý tài
chính phù hợp để thúc đẩy tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình.
3.
Đề xuất về chỉ đạo, điều hành và quản lý Chương trình
- Đề xuất hoàn thiện cơ chế chỉ đạo,
điều hành và phối kết hợp của các Bộ, ngành, sở ngành và các cấp trong triển
khai thực hiện Chương trình.
- Đề xuất về hoàn thiện cách thức tổ
chức, quản lý thực hiện Chương trình (hệ thống tổ chức quản lý: nhân lực, bộ
máy, trang thiết bị, chế độ chính sách; công tác kiểm tra và giám sát, đánh
giá...)
- Đề xuất khen thưởng các địa
phương có kết quả xuất sắc trong tổ chức thực hiện Chương trình; các mô hình cần
nhân rộng.
VI.
PHỤ LỤC BÁO CÁO
Tổng hợp các Biểu số 02, Biểu số
03, Biểu số 04, Biểu số 05, Biểu số 06, Biểu số 07, Biểu số 08, Biểu số 09, Biểu
số 10 theo kỳ đánh giá.
Nơi nhận: -
… -
… | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (ký tên, đóng dấu) |