Thông tư 36/2016/TT-BTTTT Quy định chi tiết về cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
26-12-2016
21-01-2017
15-02-2017
Bộ Thông tin và Truyền thông Số: 36/2016/TT-BTTTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ VIỆC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH BÁO NÓI, BÁO HÌNH
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động và chế độ báo cáo đối với loại hình báo nói, báo hình.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động đối với loại hình báo nói, báo hình theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 29 Luật Báo chí và chế độ báo cáo đối với các cơ quan, tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan chủ quản báo chí theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Báo chí (sau đây gọi là cơ quan chủ quản); các cơ quan, tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình; các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình (sau đây gọi là tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giấy phép hoạt động phát thanh: là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo nói. Giấy phép này quy định kênh phát thanh đầu tiên của tổ chức được cấp phép.
2. Giấy phép hoạt động truyền hình: là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo hình. Giấy phép này quy định kênh truyền hình đầu tiên của tổ chức được cấp phép.
1. Thẩm quyền cấp phép
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình.
2. Hiệu lực của giấy phép
Giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình có hiệu lực kể từ ngày ký giấy phép theo quy định tại Điều 18 Luật Báo chí.
CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO NÓI, BÁO HÌNH
Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;
b) Tờ khai của cơ quan chủ quản đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Đề án thành lập tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cơ quan chủ quản phê duyệt (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Danh sách nhân sự dự kiến (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
đ) Các giấy tờ hợp pháp của người dự kiến là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, gồm có: Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này); Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Bản sao Thẻ Nhà báo còn hiệu lực.
2. Trong thời hạn tối đa 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Trong thời hạn xử lý cấp phép quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
6. Trường hợp đề nghị cấp phép hoạt động cả 02 loại hình báo nói, báo hình, cơ quan chủ quản phải làm hồ sơ riêng đối với từng loại hình báo chí cụ thể. Cơ quan báo in, báo điện tử khi có nhu cầu thực hiện loại hình báo nói, báo hình, căn cứ quy định của Luật Báo chí, cơ quan chủ quản gửi hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định của Thông tư này.
7. Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình mà tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình.
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gồm có: văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình; tờ khai của cơ quan, tổ chức (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản đối với tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ, ngành; bản sao giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình đã được cấp.
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký;
b) Tờ khai của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Báo cáo tình hình triển khai giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình kể từ ngày được cấp phép (Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này);
d) Đề án của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện những nội dung thay đổi được cơ quan chủ quản phê duyệt (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trong thời hạn tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Trong thời hạn xử lý cấp phép quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký;
b) Báo cáo về nội dung đề nghị thay đổi (Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trong thời hạn tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Trong thời hạn xử lý cấp phép quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí; tên gọi cơ quan báo chí; tên gọi kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký.
b) Văn bản, giấy tờ hợp pháp có liên quan đối với trường hợp thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản, tên gọi cơ quan báo chí; địa điểm phát sóng; địa điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng.
2. Trong thời hạn tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
3. Trong thời hạn xử lý cấp phép quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình và những nội dung khác quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký.
b) Trường hợp thay đổi biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình, phải có bản in màu biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình có xác nhận của cơ quan chủ quản. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, bản in màu biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình phải do người đứng đầu cơ quan ký xác nhận.
2. Trong thời hạn tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn xử lý hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.
4. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, hàng năm, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) (Mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này). Thời hạn gửi báo cáo trong 10 (mười) ngày đầu tiên của tháng liền kề quý tiếp theo (đối với báo cáo quý); 10 (mười) ngày đầu tiên của tháng 12 (đối với báo cáo năm).
2. Ngoài báo cáo định kỳ, trong trường hợp đột xuất, các cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình có nghĩa vụ thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi tổ chức đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
3. Cơ quan, tổ chức gửi báo cáo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) kèm theo bản điện tử về địa chỉ thư điện tử baocaoptth@mic.gov.vn.
Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:
1. Mẫu số 1. Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình.
2. Mẫu số 2. Đề án thành lập tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình.
3. Mẫu số 3. Danh sách tổng hợp nhân sự dự kiến của tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình.
4. Mẫu số 4. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến là người đứng đầu tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình.
5. Mẫu số 5. Giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình.
6. Mẫu số 6. Tờ khai đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình.
7. Mẫu số 7. Báo cáo đánh giá tình hình triển khai giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình.
8. Mẫu số 8. Báo cáo về thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình.
9. Mẫu số 9. Báo cáo tình hình hoạt động phát thanh/truyền hình.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017 và thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
2. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Cơ quan chủ quản của các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình; Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình được cấp phép; các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.