Thông tư 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện
27-10-2015
06-01-2017
Bộ Công thương Số: 33/2015/TT-BCT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐIỆN
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Căn cứ Nghị định số95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị,dụng cụ điện.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
2. Tổ chức kiểm định;
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện (gọi tắt là kiểm định) là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ là môi trường tồn tại hỗn hợp giữa không khí với các chất dễ cháy dưới dạng khí, hơi hoặc bụi ở điều kiện áp suất khí quyển khi có tia lửa sẽ cháy, nổ và lan truyền sang toàn bộ môi trường khí hỗn hợp.
3. Tổ chức kiểm định gồm: Tổ chức thực hiện dịch vụ kiểm định hoặc bộ phận kiểm định thuộc tổ chức sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện.
1. Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung “Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định” phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện kỹ thuật, công nghệ của các thiết bị, dụng cụ điện và quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:
1. Kiểm tra bên ngoài;
2. Đo điện trở cách điện;
3. Đo điện trở của các cuộn dây;
4. Kiểm tra độ bền của điện môi;
5. Đo điện trở tiếp xúc;
6. Đo dòng điện rò;
7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
8. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;
9. Đối với các thiết bị ở Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, ngoài các nội dung kiểm định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.
1. Kiểm định lần đầu
Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
2. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện;
a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Đối với các thiết bị điện không thuộc Điểm a Khoản này, được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng:
- Không quá 12 (mười hai) tháng đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Không quá 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kiểm định bất thường
Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.
1. Việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định (bao gồm cả Biên bản kiểm định) cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.
3. Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Mẫu tem kiểm định theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm định, Biên bản kiểm định phải được gửi đến tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện được kiểm định.
1. Tổ chức kiểm định có nhu cầu thực hiện kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định tại Thông tư này, gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định với Bộ Công Thương trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua mạng Internet vào Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương yêu cầu tổ chức kiểm định bổ sung, điều chỉnh.
3. Đối với tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có thông báo bằng văn bản, đồng thời công bố thông tin về tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Đối với tổ chức kiểm định không đáp ứng yêu cầu, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thay đổi/bổ sung thông tin
a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi hoạt động, năng lực kiểm định, tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, phải có văn bản đăng ký thay đổi/bổ sung thông tin gửi Bộ Công Thương theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo các tài liệu liên quan đến sự thay đổi;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Công Thương xem xét và đăng thông tin điều chỉnh của tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
5. Gỡ bỏ thông tin
a) Các trường hợp dẫn đến việc gỡ bỏ thông tin
- Cung cấp thông tin không đúng hoặc có thay đổi thông tin nhưng không đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin trong thời hạn quy định;
- Có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc không đáp ứng quy định trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật;
- Không đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
b) Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định khắc phục một hay nhiều nội dung chưa đáp ứng quy định tại Điểm a Khoản này trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn trên, nếu tổ chức kiểm định không thực hiện việc khắc phục, Bộ Công Thương gỡ bỏ thông tin của tổ chức kiểm định đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định (01 bộ hồ sơ) gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động kiểm định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
c) Danh mục tài liệu kỹ thuật và quy trình kiểm định theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
d) Quy trình kiểm định tương ứng với các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định;
đ) Danh sách các kiểm định viên của tổ chức kiểm định, theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên và bằng cấp chuyên ngành đã được đào tạo;
Thẻ Kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Giấy chứng nhận Phòng thử nghiệm đáp ứng Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 (nếu có);
g) Chứng chỉ công nhận do tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam cấp hoặc do tổ chức công nhận hợp pháp nước ngoài là thành viên của Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) cấp (nếu có).
2. Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định trực tiếp hoặc qua bưu điện
a) Gửi trực tiếp
Tài liệu quy định tại Điểm b, đ (Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên, bằng cấp chuyên ngành), Điểm e, g Khoản 1 Điều này là bản sao chụp kèm theo bản chính văn bản để đối chiếu hoặc theo quy định tại Điểm b Khoản này.
b) Gửi qua bưu điện
Tài liệu quy định tại Điểm b, đ (Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, thẻ kiểm định viên, bằng cấp chuyên ngành), Điểm e, g Khoản 1 Điều này là “Bản sao y bản chính” theo quy định pháp luật về công tác văn thư.
3. Gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định qua mạng Internet
a) Tổ chức kiểm định có thể gửi hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định qua mạng Internet khi:
- Máy tính kết nối Internet;
- Đăng ký tham gia kết nối với hệ thống để được cấp tài khoản truy cập và các thông tin kết nối;
- Đăng ký sử dụng chữ ký số tại Bộ Công Thương.
b) Hồ sơ đăng ký qua mạng Internet
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động kiểm định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này (dạng điện tử);
- Bản scan màu các tài liệu quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 1 Điều này;
- Bản scan màu các tài liệu quy định tại Điểm e, g Khoản 1 Điều này (nếu có).
c) Trình tự, thủ tục đăng ký qua mạng Internet
Thực hiện theo hướng dẫn trên Hệ thống quản lý thông tin về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này;
b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động kiểm định, xem xét và công bố danh sách các tổ chức kiểm định trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; thực hiện các công việc liên quan đến thay đổi, bổ sung thông tin và gỡ bỏ thông tin các tổ chức kiểm định;
c) Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định trong lĩnh vực kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện của các tổ chức kiểm định, các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện trên phạm vi toàn quốc.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định của các tổ chức kiểm định, các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện trên địa bàn quản lý.
3. Tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện
a) Lựa chọn tổ chức kiểm định đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này;
b) Xây dựng danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định để theo dõi quản lý;
c) Lập kế hoạch tách thiết bị điện ra khỏi vận hành để kiểm định, đảm bảo thiết bị và dụng cụ điện được kiểm định đúng chu kỳ quy định tại Điều 6 Thông tư này;
d) Có phương án bảo đảm an toàn cho kiểm định viên thực hiện kiểm định và hệ thống thiết bị điện liên quan đang vận hành;
đ) Giám sát việc thực hiện kiểm định của tổ chức kiểm định theo quy trình đã được ban hành;
e) Duy trì và đảm bảo sự phù hợp của các thiết bị và dụng cụ điện trong quá trình sử dụng sau khi được kiểm định, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam.
4. Tổ chức kiểm định
a) Thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 7 Thông tư này và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
b) Kiểm định trong phạm vi, đối tượng mà tổ chức đã đăng ký hoạt động kiểm định;
c) Thực hiện đầy đủ các hạng mục, nội dung quy định trong quy trình kiểm định, đảm bảo chất lượng và thời gian thực hiện;
d) Bảo đảm tính chính xác về năng lực thực hiện kiểm định;
đ) Chỉ được sử dụng kiểm định viên thuộc tổ chức kiểm định khác khi đã có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản với tổ chức của mình để thực hiện kiểm định;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định của kiểm định viên thuộc thẩm quyền quản lý và kiểm định viên thuộc tổ chức kiểm định có thỏa thuận hợp tác bằng văn bản để thực hiện kiểm định;
g) Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tổ chức kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật. Thu hồi kết quả kiểm định đã ban hành khi phát hiện sai phạm;
h) Tổ chức huấn luyện và cấp thẻ kiểm định viên thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017.
2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/Tiêu chuẩn được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét giải quyết./.