Thông tư 26/2018/TT-BCA Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
26/2018/TT-BCA
Thông tư
Còn hiệu lực
10-08-2018
10-08-2018
Bộ Công an Số: 26/2018/TT-BCA |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2018 |
Thông tư
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 56/2017/TT-BCA NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNG THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ CÁC ĐỘI ĐIỀU TRA THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP HUYỆN
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ngày
20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng
8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính,
tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
1. Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
2. Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; một Phó Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
3. Cục trưởng, một Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự; Cục trưởng, một Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
4. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.”
2. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về các tội phạm quy định tại Chương XVIII, Chương XIX, Chương XXIII, các điều 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180 Chương XVI (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 324 Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao).”
3. Khoản 5 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự do Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an cấp tỉnh xin ý kiến.”
4. Khoản 5 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu là Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.”
5. Khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 10 sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Thẩm định vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
7. Trực tiếp thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ đối với những trường hợp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
8. Quản lý con dấu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.”
6. Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về các tội phạm quy định tại các chương XVIII, XIX và XXIII, các điều 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180 Chương XVI (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 324 Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao).”
7. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lực lượng An ninh là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.”
8. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát đường thủy hoặc Phòng Cảnh sát giao thông đối với các tỉnh không thành lập Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Phòng Cảnh sát đường thủy):
a) Cục Cảnh sát giao thông trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm hoặc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm được quy định tại các điều 260, 261, 262, 263, 264, 265, 266, 267, 268, 269, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276 và 281 Mục 1 Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc sự việc xảy ra trên đường thủy có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này;
b) Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm hoặc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm được quy định tại các điều 260, 261, 262, 263, 264, 265, 266, 267, 268, 269, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276 và 281 Mục 1 Chương XXI của Bộ luật hình sự năm 2015 thì Trưởng phòng Phòng Cảnh sát thông đường bộ - đường sắt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này;
c) Phòng Cảnh sát đường thủy Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm hoặc tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm xảy ra trên đường thủy có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Trưởng phòng Phòng Cảnh sát đường thủy thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này;
d) Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (đối với các tỉnh không thành lập Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Phòng Cảnh sát đường thủy) thì thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 305, 307, 311, 312 và 313 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.
3. Trại giam trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm liên quan đến công tác quản lý giam giữ hoặc phát hiện người đang thi hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân thì Giám thị Trại giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.
4. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XIX và Điều 193, 194, 195, 227, 228, 229, 232, 233, 234, 315 và 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường; Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.
5. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Mục 2 Chương XXI, các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338; 174, 206, 217a, 225, 321, 326 và 328 (trường hợp hành vi phạm tội có liên quan đến sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
6. Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 37 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.
7. Các cục nghiệp vụ an ninh khác ở Bộ Công an; các phòng nghiệp vụ an ninh khác thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Cục trưởng; Trưởng phòng các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 37 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.
8. Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngày cho Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.”
9. Bổ sung khoản 2a và khoản 2b vào Điều 27 như sau:
“2a. Nhiệm vụ, quyền hạn được phân công căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 13 của Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện mà sau ngày 06 tháng 8 năm 2018 chưa thực hiện xong thì chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
2b. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra các vụ án hình sự của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 25 của Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện mà sau ngày 06 tháng 8 năm 2018 chưa kết thúc điều tra thì chuyển hồ sơ vụ án đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật.”
1. Bãi bỏ Điều 7, Điều 13, Điều 26, Điều 29.
2. Thay thế cụm từ “Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ” bằng cụm từ "Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu” tại khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 5 và tên Điều 6.
3. Thay thế cụm từ “Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ” bằng cụm từ “Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu” tại khoản 5 Điều 7, khoản 3 Điều 11, tên Điều 12.
4. Thay thế cụm từ “Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an”, “Tổng cục Chính trị Công an nhân dân” bằng cụm từ “Cục Tổ chức cán bộ” tại Điều 15.
5. Thay thế cụm từ “Tổng cục An ninh” bằng cụm từ “Cục An ninh điều tra” tại Điều 24.
1. Cục An ninh điều tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Cục An ninh điều tra Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an) để có hướng dẫn kịp thời.