Thông tư 26/2017/TT-BTNMT Quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
11-09-2017
01-11-2017
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 26/2017/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2017 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CHUYÊN NGÀNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm
2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và
Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định tiêu chí,
chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về xây dựng quy hoạch, kế hoạch
chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành).
Thông tư này được áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; tổ chức, cá nhân thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
1. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công là kết quả đánh giá tổng hợp thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó.
2. Tiêu chí đánh giá là các nội dung, yêu cầu mà đối tượng cung ứng dịch vụ phải đáp ứng để thỏa mãn mong muốn của khách hàng. Mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ theo các yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể.
TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH CHUYÊN NGÀNH
Điều 4. Tiêu chí đánh giá
1. Tiêu chí 1: Chức năng nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Tiêu chí 2: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
3. Tiêu chí 3: Nhân lực phục vụ hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
4. Tiêu chí 4: Thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
5. Tiêu chí 5: Thái độ phục vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ trong quá trình xây dựng, trình phê duyệt và công bố sau khi được phê duyệt.
6. Tiêu chí 6: Chấp hành việc phát hành, lưu trữ.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Thành lập theo quy định của pháp luật và có cơ cấu tổ chức phù hợp;
b) Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị hoặc giấy phép kinh doanh;
b) Số năm kinh nghiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
1. Chỉ số đánh giá: Nhà làm việc, các máy móc, thiết bị, phương tiện phụ trợ phục vụ hoạt động xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
2. Căn cứ đánh giá: Số liệu thống kê tài sản hàng năm của tổ chức cung ứng dịch vụ;
1. Chỉ số đánh giá:
a) Số lượng nhân lực trực tiếp thực hiện việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
b) Chất lượng nhân lực trực tiếp thực hiện việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
2. Căn cứ đánh giá: Số liệu thống kê về nhân sự tham gia thực hiện quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành (trình độ chuyên môn; số năm công tác, các công trình dự án đã tham gia trong lĩnh vực xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành bao gồm cả hợp đồng lao động, chuyên gia...)
1. Chỉ số đánh giá:
a) Thông tin, dữ liệu về điều tra cơ bản và các tư liệu, dữ liệu khác làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
b) Nguồn gốc của Dữ liệu, thông tin đầu vào;
c) Tính cập nhật của thông tin, dữ liệu tới thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Danh mục dữ liệu, thông tin đầu vào (ghi rõ nguồn gốc) làm căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành của tổ chức cung ứng dịch vụ;
b) Việc cập nhật bổ sung dữ liệu, thông tin, số liệu điều tra của tổ chức cung ứng dịch vụ theo góp ý của các tổ chức, cá nhân;
1. Chỉ số đánh giá:
a) Công khai trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
b) Giải trình đầy đủ các ý kiến phản biện, kể cả phản biện xã hội;
c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về thẩm định, trình ban hành;
d) Tuân thủ quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
đ) Chất lượng của quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
e) Công bố quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt theo quy định;
g) Tự kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành của tổ chức cung ứng dịch vụ;
h) Sẵn sàng phục vụ khi có các yêu cầu đột xuất.
3. Căn cứ đánh giá:
a) Việc công khai trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành gồm: thời điểm, thời gian và nội dung đăng dự thảo, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; việc lấy ý kiến tổ chức, cá nhân bằng các hình thức khác;
b) Việc giải trình đầy đủ các ý kiến phản biện, kể cả phản biện xã hội: nội dung báo cáo giải trình, mức độ tiếp thu giải trình so với các ý kiến góp ý;
c) Việc tuân thủ đầy đủ các quy định về thẩm định, trình ban hành: tính đầy đủ của hồ sơ trình thẩm định; hoàn thành việc sửa chữa, bổ sung theo kết luận thẩm định; thời điểm trình ban hành;
d) Việc tuân thủ quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành: áp dụng quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành, còn hiệu lực trong quá trình lập dự án và thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
đ) Chất lượng của quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và danh mục sản phẩm quy hoạch, kế hoạch;
e) Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành sau khi được phê duyệt theo quy định: sự tuân thủ về thời gian công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
g) Việc tự kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành của tổ chức cung ứng dịch vụ: sự tuân thủ của Tổ chức cung ứng dịch vụ về kiểm tra giám sát quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành;
h) Sẵn sàng phục vụ khi có các yêu cầu đột xuất gồm: thống kê các yêu cầu đột xuất của cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành; đánh giá mức độ đáp ứng về thời gian, nội dung công việc của tổ chức cung ứng dịch vụ đối với các yêu cầu đột xuất.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Phát hành, nộp lưu trữ đúng quy định;
b) Bảo đảm an toàn dữ liệu; bảo mật dữ liệu theo quy định.
2. Căn cứ đánh giá là các quy định kỹ thuật và các quy định quản lý khác liên quan đến phát hành, lưu trữ thông tin quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành.
1. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyên ngành theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, chỉ số quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, và 10 Thông tư này và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công được đánh giá theo 4 mức:
a) Tốt khi tổng số điểm > 80 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 9 Thông tư này phải > 55 điểm;
b) Khá khi tổng số điểm > 70 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 9 Thông tư này phải > 45 điểm;
c) Đạt khi tổng số điểm > 50 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 9 Thông tư này phải > 35 điểm;
d) Không đạt khi tổng số điểm < 50 điểm, hoặc tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 9 Thông tư này < 35 điểm .
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2017.
1. Vụ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, xem xét, giải quyết.