Thông tư 24/2021/TT-BTTTT Quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông
24/2021/TT-BTTTT
Thông tư
Còn hiệu lực
27-12-2021
15-02-2022
Bộ Thông tin và Truyền thông Số: 24/2021/TT-BTTTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, GIẢI THỂ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, bao gồm: báo chí, xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập).
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1 Điều này và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ quy định của Thông tư này và các quy định của Đảng và của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điều 3. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ
1. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chiến lược, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chủ quản;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý thông tin, tư liệu, số liệu về lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin theo phân công của cơ quan quản lý nhà nước; quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, phần mềm, ứng dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước; đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng số phục vụ quản lý nhà nước;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành mạng bưu chính, mạng viễn thông, hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật theo phân công;
g) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng đánh giá, kiểm định, đo kiểm phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;
h) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác phục vụ quản lý nhà nước (nếu có).
2. Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ xuất bản, thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; tuyên truyền đảm bảo an ninh - quốc phòng, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền phục vụ thiếu niên, nhi đồng, đối tượng chính sách xã hội, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và thông tin tuyên truyền thiết yếu khác;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ đo lường mức độ tiếp cận, sử dụng thông tin của khán giả phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh- quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin, phòng, chống thư điện tử rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác cho cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đo lường, chứng nhận, thử nghiệm, kiểm định chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyên ngành thông tin và truyền thông;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, đảm bảo an toàn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn”, trạm trung chuyển Internet quốc gia;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
g) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, vận hành, khai thác hệ thống chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao;
h) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông theo quy định (nếu có).
3. Đơn vị sự nghiệp công lập vừa phục vụ quản lý nhà nước vừa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nêu tại khoản 1 và 2 Điều này.
Việc xác định mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, GIẢI THỂ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Điều 5. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
2. Ngoài các điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này, việc thành lập các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hiện hành (nếu có).
1. Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP
2. Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ các điều kiện thành lập quy định tại Điều 6 Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập, hợp nhất
a) Trường hợp sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập có cùng mức độ tự chủ tài chính thì đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập phải bảo đảm mức độ tự chủ về tài chính không thấp hơn mức độ tự chủ về tài chính hiện có của các đơn vị;
b) Trường hợp sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ tài chính khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1. Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được thực hiện khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và quy định của pháp luật chuyên ngành hiện hành (nếu có).
2. Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn xử lý hoặc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.