Thông tư 21/2019/TT-BTNMT Quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
20-12-2019
05-02-2020
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 21/2019/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VỀ LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia), bao gồm:
1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;
2. Lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường để đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia là kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ đó thông qua các tiêu chí đánh giá.
2. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia là các nội dung, yêu cầu dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ đối với từng công đoạn của dịch vụ.
3. Chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia là công cụ đo lường một khía cạnh cụ thể của tiêu chí đánh giá, được thể hiện bằng con số, tỷ số.
TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VỀ LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
Điều 4. Tiêu chí đánh giá
1. Tiêu chí 1: Chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Tiêu chí 2: Nhân lực phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
3. Tiêu chí 3: Xây dựng khung cấu trúc và đề cương chi tiết của báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
4. Tiêu chí 4: Thu thập thông tin, số liệu (bao gồm điều tra, khảo sát bổ sung nếu có).
5. Tiêu chí 5: Xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu.
6. Tiêu chí 6: Xây dựng dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
7. Tiêu chí 7: Thái độ phục vụ trong quá trình lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
8. Tiêu chí 8: Sản phẩm của dịch vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ: Số năm kinh nghiệm trong việc lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (chủ trì, phối hợp), số lượng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia đã được ban hành;
c) Mô hình, phần mềm, hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc giấy phép, đăng ký kinh doanh;
b) Quyết định phê duyệt hoàn thành của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với nhiệm vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia hoặc nhiệm vụ xây dựng báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia;
c) Báo cáo thống kê, báo cáo hiện trạng thiết bị, mô hình, phần mềm, máy móc của tổ chức cung ứng dịch vụ tại thời điểm đánh giá.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Số lượng nhân lực trực tiếp thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Chất lượng nhân lực trực tiếp thực hiện lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Số liệu thống kê, hồ sơ nhân sự và hợp đồng lao động, hợp đồng thuê chuyên gia của tổ chức cung ứng dịch vụ;
b) Năng lực tổ chức, cá nhân (văn bằng, đúng chuyên môn, kỹ thuật), số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Thời gian hoàn thành khung cấu trúc và đề cương chi tiết của báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Chất lượng khung cấu trúc và đề cương chi tiết của báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Đánh giá của cơ quan quản lý đối với hạng mục công việc này bằng văn bản;
b) Thời điểm hoàn thành quy định trong Thuyết minh nhiệm vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường được phê duyệt;
c) Nội dung tuân thủ quy định tại Điều 8 và Phụ lục I, Phụ lục II Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Hình thức thu thập thông tin, dữ liệu liên quan;
b) Nguồn gốc của thông tin, dữ liệu đầu vào;
c) Tính cập nhật của thông tin, dữ liệu;
d) Tính đầy đủ của thông tin, dữ liệu (gồm các nhóm thông tin: động lực, sức ép, hiện trạng, tác động, đáp ứng).
2. Căn cứ đánh giá:
a) Danh mục thông tin, dữ liệu thu thập được và nguồn gốc, tính chính xác của thông tin, dữ liệu;
b) Thời điểm thông tin, số liệu được cập nhật theo năm báo cáo;
c) Nội dung tuân thủ quy định tại điểm 2.3, mục 2, phần II Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Kiểm tra, phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu;
b) Tổng hợp theo nhóm thông tin, dữ liệu (gồm các nhóm thông tin: động lực, sức ép, hiện trạng, tác động, đáp ứng).
2. Căn cứ đánh giá:
a) Tập thông tin số liệu thu thập được phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được phân nhóm theo mô hình DPSIR;
b) Nội dung tuân thủ quy định tại điểm 2.3, mục 2, phần II Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Quy trình xây dựng dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Thời gian hoàn thành dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Việc tuân thủ trình tự quy định khi xây dựng dự thảo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia đã được quy định trong Thuyết minh nhiệm vụ và quy định kỹ thuật;
b) Nội dung tuân thủ quy định tại điểm 2.4, mục 2, phần II Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Báo cáo kịp thời các diễn biến trong quá trình thực hiện dịch vụ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đột xuất của cơ quan đặt hàng;
b) Tự kiểm tra, giám sát quá trình điều tra, thu thập thông tin lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia của tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Báo cáo định kỳ, đột xuất của tổ chức cung ứng dịch vụ;
b) Biên bản kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan đặt hàng, hồ sơ nghiệm thu hàng năm của cấp quản lý, các văn bản liên quan khác về yêu cầu đột xuất của cơ quan đặt hàng (nếu có);
c) Kế hoạch tự kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra của tổ chức cung ứng dịch vụ; biên bản hoặc tài liệu, chứng cứ ghi nhận việc tự kiểm tra, giám sát của tổ chức cung ứng dịch vụ.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Chất lượng sản phẩm;
b) Số lượng sản phẩm;
c) Tiến độ thực hiện.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý có thẩm quyền và danh mục sản phẩm của nhiệm vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu đánh giá của cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Báo cáo thống kê, giao nộp sản phẩm của tổ chức cung ứng dịch vụ lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
1. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công được đánh giá theo 4 mức:
a) Tốt: Khi tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này đạt từ 18 điểm trở lên;
b) Khá: Khi tổng số điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này đạt từ 16 điểm trở lên;
c) Đạt: Khi tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này đạt từ 12 điểm trở lên;
d) Không đạt: Khi tổng số điểm nhỏ hơn 50 điểm, hoặc tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 12 Thông tư này nhỏ hơn 12 điểm.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
1. Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.