Thông tư 19/2018/TT-BTNMT Quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh
05-11-2018
20-12-2018
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 19/2018/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2018 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VỀ LẬP, ĐIỀU CHỈNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG LIÊN TỈNH
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị
định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 11
tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh
mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề
nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh được cơ quan có thẩm quyền ban hành (sau đây gọi là lập quy trình).
2. Thông tư này không điều chỉnh việc đánh giá chất lượng dịch vụ vận hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông liên tỉnh.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ lập quy trình.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập quy trình là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ.
2. Tiêu chí đánh giá về lập quy trình là các nội dung, yêu cầu mà đối tượng cung ứng dịch vụ phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đặt ra.
3. Chỉ số đánh giá về lập quy trình là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể của tiêu chí đánh giá.
TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG VỀ LẬP QUY TRÌNH
Điều 4. Tiêu chí đánh giá
1. Tiêu chí 1: Chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức cung cấp dịch vụ lập quy trình.
2. Tiêu chí 2: Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động lập quy trình.
3. Tiêu chí 3: Nhân lực phục vụ hoạt động lập quy trình.
4. Tiêu chí 4: Thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy trình.
5. Tiêu chí 5: Thái độ phục vụ trong quá trình lập quy trình.
6. Tiêu chí 6: Sản phẩm của dịch vụ lập quy trình.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ về lập quy trình;
b) Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ lập quy trình: Số năm kinh nghiệm trong việc lập quy trình (chủ trì, phối hợp); số quy trình đã được ban hành.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc giấy phép, đăng ký kinh doanh;
b) Quyết định phê duyệt nội dung và dự toán Dự án và các quyết định điều chỉnh (nếu có);
c) Quyết định thành lập tổ soạn thảo lập quy trình.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Mô hình, phần mềm tính toán, hệ thống máy móc, thiết bị, công cụ, phục vụ lập quy trình;
b) Tuân thủ quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình lập quy trình.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Số liệu thống kê tài sản hàng năm của tổ chức cung cấp dịch vụ;
b) Việc tuân thủ quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trong quá trình lập quy trình: Áp dụng quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành, còn hiệu lực trong quá trình lập quy trình.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Số lượng nhân lực trực tiếp thực hiện lập quy trình;
b) Chất lượng nhân lực trực tiếp thực hiện lập quy trình.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Số liệu thống kê, hồ sơ nhân sự và hợp đồng lao động, hợp đồng thuê chuyên gia của tổ chức cung cấp dịch vụ;
b) Định mức kinh tế kỹ thuật lập quy trình.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu liên quan phục vụ lập quy trình (Điều tra thực địa, đo đạc, bổ sung thông tin, số liệu về khí tượng thủy văn, địa hình, mặt cắt sông);
b) Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu, tài liệu thu thập, điều tra liên quan lập quy trình;
c) Nguồn gốc của thông tin, dữ liệu đầu vào;
d) Tính cập nhật của thông tin, dữ liệu tới thời điểm lập quy trình.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Danh mục thông tin, dữ liệu đầu vào (ghi rõ nguồn gốc) làm căn cứ lập quy trình của tổ chức cung ứng dịch vụ;
b) Việc cập nhật bổ sung dữ liệu, thông tin, số liệu điều tra của tổ chức cung ứng dịch vụ theo góp ý của các tổ chức, cá nhân.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Công khai trong quá trình lập quy trình;
b) Lấy ý kiến của cơ quan liên quan về các trạm quan trắc vận hành;
c) Giải trình đầy đủ các ý kiến phản biện, bao gồm ý kiến về phản biện xã hội;
d) Tự kiểm tra, giám sát quá trình lập quy trình của tổ chức cung ứng dịch vụ.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Việc công khai trong quá trình xây dựng, tiến độ triển khai lập quy trình của tổ chức chủ trì lập quy trình bao gồm: thời điểm, thời gian và nội dung đăng dự thảo, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; việc lấy ý kiến tổ chức, cá nhân bằng các hình thức khác;
b) Công văn xin góp ý, biên bản hội thảo, bảng tổng hợp, giải trình, hoàn thiện theo các ý kiến góp ý;
c) Việc giải trình đầy đủ các ý kiến phản biện, kể cả phản biện xã hội: Nội dung báo cáo giải trình, mức độ tiếp thu giải trình so với các ý kiến góp ý;
d) Việc tự kiểm tra, giám sát quá trình lập quy trình của tổ chức cung ứng dịch vụ: Sự tuân thủ của tổ chức cung ứng dịch vụ về kiểm tra giám sát quá trình lập quy trình.
1. Chỉ số đánh giá:
a) Dự thảo Quy trình;
b) Báo cáo chuyên đề, tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả lập quy trình;
c) Bản đồ (địa hình, mạng lưới sông suối, trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước và các công trình khai thác, sử dụng nước), sơ đồ liên quan trong quá trình lập quy trình (sơ đồ tính toán, đẳng trị mưa, chuẩn dòng chảy năm);
d) Dữ liệu được tạo ra trong quá trình lập quy trình (các dữ liệu thu thập; dữ liệu đo đạc, điều tra khảo sát, mặt cắt sông, suối, mô hình tính, số liệu khí tượng thủy văn và các thông tin, dữ liệu khác có liên quan đến nội dung);
đ) Đĩa CD ghi toàn bộ sản phẩm của quá trình lập quy trình;
e) Quy trình vận hành được phê duyệt, ban hành.
2. Căn cứ đánh giá:
a) Dự thảo quy trình hoàn thiện;
b) Báo cáo thống kê, giao nộp sản phẩm của tổ chức lập quy trình;
c) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu đánh giá dịch vụ lập quy trình của cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy trình.
1. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về lập quy trình theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng chỉ số đánh giá trong tiêu chí quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, và 10 và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chất lượng dịch vụ sự nghiệp công được đánh giá theo 4 mức:
a) Tốt: Khi tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 10 Thông tư này đạt từ 20 điểm trở lên;
b) Khá: Khi tổng số điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 10 Thông tư này đạt từ 18 điểm trở lên;
c) Đạt: Khi tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, trong đó tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 10 Thông tư này đạt từ 13 điểm trở lên;
d) Không đạt: Khi tổng số điểm nhỏ hơn 50 điểm, hoặc tổng số điểm của các chỉ số đánh giá quy định tại Điều 10 Thông tư này nhỏ hơn 12 điểm.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2018.
1. Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi cho phù hợp.