Thông tư 177/2019/TT-BQP Quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam
30-11-2019
16-01-2020
Bộ Quốc phòng Số: 177/2019/TT-BQP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2019 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC VÀ MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CẢNH SÁT VIÊN, TRINH SÁT VIÊN CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Cảnh sát biển Việt Nam ngày 19
tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình
sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10
tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30
tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tư lệnh Cảnh sát biển
Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Cảnh sát viên là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư này, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
2. Trinh sát viên là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư này, thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
3. Thời gian làm công tác pháp luật được hiểu như sau:
a) Là thời gian được tính từ thời điểm người có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật trở lên được điều động về công tác tại ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển, các ngành Điều tra, Bảo vệ an ninh, Thanh tra, Thi hành án, Tòa án, Kiểm sát, Pháp chế;
b) Người chưa có trình độ thuộc điểm a Khoản này, phải có đủ 05 (năm) năm công tác tại ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển thì bắt đầu được tính thời gian làm công tác pháp luật.
1. Bảo đảm tập trung dân chủ, tập thể cấp ủy quyết định, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên theo quy định của Thông tư này, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cảnh sát viên, Trinh sát viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bảo đảm tính chuyên nghiệp và bám sát thực tiễn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tên gọi, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ.
5. Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được tuyển chọn để bổ nhiệm và giữ một chức danh Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên.
6. Cảnh sát viên, Trinh sát viên khi được luân chuyển, điều động công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được xem xét bổ nhiệm là Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên phù hợp vị trí công tác, nhiệm vụ được giao theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương IV Thông tư này.
Nhiệm kỳ của Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thời hạn 05 (năm) năm, tính từ ngày được bổ nhiệm.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC CẢNH SÁT VIÊN, TRINH SÁT VIÊN CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Thông tư này.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều này, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 (hai) năm trở lên.
2. Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên trung cấp:
a) Đã là Cảnh sát viên sơ cấp ít nhất 05 (năm) năm;
b) Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến dịch về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hình sự;
c) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Cảnh sát viên sơ cấp.
2. Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các điểm b, c khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 07 (bảy) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên trung cấp.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp:
a) Đã là Cảnh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;
b) Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp theo quy định của pháp luật hình sự;
c) Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
d) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Cảnh sát viên trung cấp.
2. Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các điểm b, c, d khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 12 (mười hai) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 02 (hai) năm trở lên.
2. Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên trung cấp:
a) Đã là Trinh sát viên sơ cấp ít nhất 05 (năm) năm;
b) Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến dịch về tình hình về an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự;
c) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Trinh sát viên sơ cấp.
2. Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các điểm b, c khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 07 (bảy) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên trung cấp.
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên cao cấp:
a) Đã là Trinh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;
b) Có năng lực thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình về an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự;
c) Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật;
d) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Trinh sát viên trung cấp.
2. Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các điểm b, c, d khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 12 (mười hai) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên cao cấp.
1. Trong trường hợp đặc biệt, cán bộ được điều động đến công tác tại cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, chưa đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9, điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 7; khoản 2 Điều 8; điểm b, c khoản 1 Điều 9; điểm b, c, d khoản 1 Điều 10, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên trung cấp, Cảnh sát viên cao cấp.
2. Trong trường hợp đặc biệt, cán bộ được điều động đến công tác tại cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, chưa đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12; điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 7; điểm b, c khoản 1 Điều 12; điểm b, c, d khoản 1 Điều 13, có thể được bổ nhiệm làm Trinh sát viên trung cấp, Trinh sát viên cao cấp.
Cảnh sát viên, Trinh sát viên sau khi hết nhiệm kỳ hoặc chuyển công tác theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này, có thể được bổ nhiệm lại, khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Không vi phạm kỷ luật và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
2. Đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên theo quy định của Thông tư này.
3. Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển có nhu cầu tiếp tục sử dụng.
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể bị cách chức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định tại Điều 7 Luật Cảnh sát biển Việt Nam hoặc Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
2. Vi phạm kỷ luật bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo trở lên trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
3. Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN CẢNH SÁT VIÊN, TRINH SÁT VIÊN CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Điều 18. Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Thành phần Hội đồng tuyển chọn, gồm:
a) Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
c) Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó chủ tịch Hội đồng;
d) Đại diện Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị làm Ủy viên;
đ) Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Ủy viên;
e) Đại diện Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
g) Đại diện Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
h) Đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
i) Trưởng phòng Pháp chế, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên kiêm Thư ký.
2. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên (sau đây viết gọn là Hội đồng tuyển chọn).
1. Tham mưu cho Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Tổ chức tuyển chọn, đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
3. Hướng dẫn cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
4. Giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn.
Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn, có nhiệm vụ sau đây:
1. Tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Chuẩn bị nội dung, chương trình và bảo đảm điều kiện cho các hoạt động của Hội đồng tuyển chọn.
3. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của các cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển.
4. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị về việc thực hiện hướng dẫn của Hội đồng tuyển chọn.
6. Thực hiện chế độ báo cáo Hội đồng tuyển chọn định kỳ, đột xuất theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng tuyển chọn phân công.
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Hằng năm, Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn lập dự trù kinh phí bảo đảm; sử dụng và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC CẢNH SÁT VIÊN, TRINH SÁT VIÊN CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Điều 22. Trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, gồm:
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4x6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
e) Hai ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè không đội mũ, cỡ 2 cm x 3 cm;
g) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
3. Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm
a) Đợt 1 gửi trước ngày 05 tháng 3 hằng năm;
b) Đợt 2 gửi trước ngày 05 tháng 9 hằng năm.
1. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại:
a) Khi hết nhiệm kỳ, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này kèm theo quyết định điều động, bổ nhiệm và Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên nhiệm kỳ trước;
b) Trước khi hết nhiệm kỳ, thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này kèm theo quyết định điều động, bổ nhiệm.
3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này kèm theo quyết định điều động, bổ nhiệm.
4. Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư này.
1. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Căn cứ vào kết quả họp xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ vào kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị đối với cá nhân được đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị miễn nhiệm, cách chức có dán ảnh thẻ cỡ 4 cm x 6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản gốc giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
e) Bản sao quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
g) Bản sao quyết định kỷ luật, quyết định nghỉ hưu, quyết định chuyển công tác (nếu có);
h) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn;
i) Không lập hồ sơ miễn nhiệm đối với các trường hợp đương nhiên miễn nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư này.
3. Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị miễn nhiệm, cách chức
a) Đợt 1 gửi trước ngày 05 tháng 3 hằng năm;
b) Đợt 2 gửi trước ngày 05 tháng 9 hằng năm.
GIẤY CHỨNG NHẬN CẢNH SÁT VIÊN, TRINH SÁT VIÊN
Điều 25. Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Giấy chứng nhận hình chữ nhật, được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt, kích thước rộng 55 mm, dài 85 mm.
2. Giấy chứng nhận có hai mặt, quy định cụ thể như sau:
a) Mặt trước
- Nền màu vàng nhạt, chính giữa có logo Cảnh sát biển Việt Nam in chìm. Phía trên cùng, ở giữa là hai dòng chữ in hoa, cỡ chữ 12 đứng đậm, font chữ Times New Roman:
CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
VIETNAM COAST GUARD
Các dòng tiếp theo là thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận: Số/Number; Họ và tên/Full name; số hiệu sĩ quan/Officer Number; Đơn vị/Unit (font chữ Times New Roman, cỡ chữ 8); Cảnh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp/Junior Investigator, Mid-level Investigator, Senior Investigator; Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp/Junior Superintendent, Mid-level Superintendent, Senior Superintendent.
- Dưới phần ghi thông tin có dòng chữ: Được thực hiện phòng, chống tội phạm, vi phạm theo quy định của pháp luật (font chữ Times New Roman, cỡ chữ 7, in đậm).
- Góc dưới cùng, bên phải là dòng chữ “Hà Nội, ngày/D.....tháng / M....năm/ Y...” (font chữ Times New Roman, in nghiêng, cỡ chữ 6); dòng dưới là “Tư lệnh Cảnh sát biển/Commandant” (font chữ Times New Roman, in nghiêng, cỡ chữ 6, in đậm).
- Góc dưới cùng bên trái là dòng chữ “Có giá trị đến/Date of Expiry:” (font chữ Times New Roman, cỡ chữ 4, in thường).
b) Mặt sau
Nền màu đỏ cờ, giữa khung in nổi hình Quốc huy đường kính 25 mm;
Phía trên hình Quốc huy là hai dòng chữ in hoa, cỡ chữ 10.5 đứng đậm, màu vàng, font chữ Times New Roman:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Phía dưới hình Quốc huy là hai dòng chữ in hoa, cỡ chữ 10 đứng đậm, màu vàng, font chữ Times New Roman:
CHỨNG NHẬN CẢNH SÁT VIÊN/CHỨNG NHẬN TRINH SÁT VIÊN
INVESTIGATOR INDENTIFICATION/SUPERINTENDENT INDENTIFICATION
c) Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên là 05 (năm) năm, tính từ ngày Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên được thu hồi khi hết hạn sử dụng hoặc trong trường hợp Cảnh sát viên, Trinh sát viên được miễn nhiệm hoặc bị cách chức theo quy định của Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 01 năm 2020.
2. Thông tư số 94/2010/TT-BQP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.