Thông tư 164/2019/TT-BQP Quy định về tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn, tiền thuốc bổ thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao trong Quân đội
03-11-2019
20-12-2019
Bộ Quốc phòng Số: 164/2019/TT-BQP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2019 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH LƯỢNG, MỨC TIỀN ĂN, TIỀN THUỐC BỔ THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN VÀ GIÁO VIÊN THỂ DỤC, THỂ THAO TRONG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn, tiền thuốc bổ thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao trong Quân đội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn, tiền thuốc bổ thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao trong Quân đội.
1. Huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao thuộc Quân đội quản lý.
2. Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển bắn súng quân dụng Quân đội.
3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này được hưởng mức tiền ăn và tiền thuốc bổ thường xuyên quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn, định lượng ăn thường xuyên của các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Các mức tiền ăn quy định tại Thông tư này được tính thống nhất giá gạo tám thơm là 21.000 đồng/kg. Trường hợp đơn vị phải mua gạo giá cao hơn quy định thì phần chênh lệch của hạ sĩ quan, binh sĩ được quyết toán; trường hợp giá mua gạo thấp hơn quy định, phần chênh lệch được bổ sung để mua thực phẩm bảo đảm ăn cho các đối tượng được hưởng.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 2 Thông tư này trong cùng một thời gian được hưởng nhiều mức tiền ăn, tiền thuốc bổ thì chỉ được hưởng một mức tiền ăn, tiền thuốc bổ cao nhất. Riêng huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tham gia đội tuyển quốc gia vẫn được bảo đảm mức tiền ăn và tiền thuốc bổ thường xuyên quy định tại Thông tư này.
3. Đối với huấn luyện viên, vận động viên bị chấn thương, trong thời gian điều trị và khi điều trị lành vết thương trở lại luyện tập được hưởng mức tiền ăn, tiền thuốc bổ như trước khi bị chấn thương; trường hợp thi đấu trở lại, nhưng không giữ được hạng, đẳng cấp thì theo điều kiện cụ thể Tổng Tham mưu trưởng xem xét, quyết định mức tiền ăn, tiền thuốc bổ đối với huấn luyện viên, vận động viên (nhưng không được cao hơn mức tiền ăn, tiền thuốc bổ trước khi bị chấn thương).
4. Tiêu chuẩn tiền thuốc bổ chỉ áp dụng đối với huấn luyện viên, vận động viên; không áp dụng tiêu chuẩn tiền thuốc bổ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy thể dục, thể thao ở các học viện, nhà trường trong Quân đội và Trung tâm huấn luyện Miếu Môn thuộc Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu.
5. Các đối tượng thuộc Quân đội quản lý đến công tác ở các trung tâm, đoàn, đội thể dục, thể thao, trong những ngày trực tiếp kiểm tra, huấn luyện, luyện tập cùng huấn luyện viên, vận động viên được hưởng mức tiền ăn như đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, không được hưởng tiêu chuẩn tiền thuốc bổ. Các đối tượng đến công tác phải nộp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định hiện hành cộng với tiền bù giá gạo (nếu có), phần chênh lệch được các trung tâm, đoàn, đội thể dục, thể thao bảo đảm và quyết toán.
6. Người hưởng lương chỉ nộp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định hiện hành cộng với tiền bù giá gạo (nếu có); phần chênh lệch được đơn vị bảo đảm và quyết toán. Các đối tượng thuộc hệ năng khiếu chưa biên chế chính thức được hưởng chế độ tiền ăn và tiền thuốc bổ quy định tại Thông tư này, không phải nộp tiền.
7. Đối tượng phục vụ biên chế tại bếp ăn của các trung tâm, đoàn, đội thể dục, thể thao không được hưởng mức tiền ăn, tiền thuốc bổ quy định tại Thông tư này, mà được ăn thêm mức 12.000 đồng/người/ngày.
8. Thời gian, quân số được hưởng: Theo danh sách phê duyệt hoặc quyết định của Tổng Tham mưu trưởng.
Kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư này được tính trong dự toán ngân sách quốc phòng hàng năm của cơ quan, đơn vị và hạch toán theo Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong Quân đội, như sau:
1. Tiền ăn của hạ sĩ quan, binh sĩ: Hạch toán vào Mục 6400, Tiểu mục 6401, Tiết mục 20, Ngành 00 “Tiền ăn quân binh chủng”.
2. Tiền ăn chênh lệch của người hưởng lương (kể cả hợp đồng): Hạch toán vào Mục 6400, Tiểu mục 6401, Tiết mục 30, Ngành 00 “Bù tiền ăn quân binh chủng cho người hưởng lương”.
3. Tiền ăn thêm của đối tượng phục vụ và tiền thuốc bổ: Hạch toán vào Mục 6400, Tiểu mục 6401, Tiết mục 40, Ngành 00 “Tiền ăn thêm làm nhiệm vụ”.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2019 và thay thế Thông tư số 34/2017/TT-BQP ngày 11 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục, thể thao trong Quân đội.
2. Tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Cục trưởng Cục Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.