Thông tư 15/2018/TT-BTTTT Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông
15-11-2018
01-01-2019
Bộ Thông tin và Truyền thông Số: 15/2018/TT-BTTTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
Thông tư
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA THÔNG TƯ SỐ
30/2011/TT-BTTTT NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG
HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng
11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Viễn thông; Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Viễn thông và Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm
2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông và Vụ trưởng
Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư
sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng
10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp
quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công
nghệ thông tin và truyền thông.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“2. Đơn vị đo kiểm phục vụ hoạt động công bố hợp quy là đơn vị đo kiểm được chỉ định hoặc thừa nhận hoặc đơn vị đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“Điều 6. Danh mục sản phẩm, hàng hóa và hình thức quản lý
1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, bao gồm:
a) Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy;
b) Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy.
2. Sản phẩm, hàng hóa thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy” phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.
3. Sản phẩm, hàng hóa thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy” phải được công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.”
3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“4. Các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“2. Sản phẩm, hàng hóa không phải là thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để chính tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sử dụng.
3. Các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“Điều 11. Phương thức chứng nhận hợp quy
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo Phương thức 1 và Phương thức 5 nêu tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
1. Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Phương thức này áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu.
2. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.”
6. Sửa đổi khoản 2 Điều 13 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“2. Thời gian Tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy là không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận và nêu rõ lý do.”
7. Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, d, đ khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy bao gồm:
b) Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân, tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau:
b.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);
b.2. Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có số định danh cá nhân).
Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện chứng nhận hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.
c) Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất;
d) Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất;
đ) Tài liệu có liên quan tùy theo phương thức chứng nhận hợp quy: Bản sao chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn hiệu lực (trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước chứng nhận theo phương thức 1); Quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm (trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước chứng nhận theo phương thức 5).
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới tổ chức chứng nhận hợp quy như sau:
a) Trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính tới địa chỉ của tổ chức chứng nhận hợp quy;
b) Qua Cổng Thông tin điện tử được Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông (vnta.gov.vn).”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“Điều 15. Biện pháp công bố hợp quy
1. Đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này, tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy dựa trên: kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Sản phẩm sản xuất trong nước thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hoặc điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hoặc điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.
2. Đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục nêu tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này, tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Sản phẩm sản xuất trong nước thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“Điều 16. Quy trình, thủ tục công bố hợp quy
1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
Các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 và gửi một (01) bộ hồ sơ đến Cục Viễn thông theo khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
2. Đối với sản phẩm nhập khẩu:
a) Các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 và gửi một (01) bộ hồ sơ đến Cục Viễn thông theo khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
Trong thời gian một (01) ngày làm việc, Cục Viễn thông xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký.
b) Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký kiểm tra chất lượng có xác nhận của Cục Viễn thông cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.
c) Trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải nộp cho Cục Viễn thông kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Thông tư này (đối với trường hợp công bố hợp quy theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018) hoặc kết quả chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này được cấp bởi tổ chức chứng nhận hợp quy hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận theo quy định của pháp luật (đối với trường hợp công bố hợp quy theo điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018).
d) Đối với các sản phẩm, hàng hóa được miễn chứng nhận hợp quy quy định tại Điều 7, được miễn công bố hợp quy quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 của Thông tư này, tổ chức, cá nhân không phải thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b, c khoản này;
Đối với sản phẩm, hàng hóa được miễn công bố hợp quy quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này, tổ chức, cá nhân gửi văn bản tới Cục Viễn thông về mục đích sử dụng sản phẩm, hàng hóa và không phải thực hiện nội dung quy định tại điểm c khoản này.
đ) Áp dụng biện pháp miễn giảm kiểm tra chất lượng theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018.
3. Hồ sơ công bố hợp quy được xử lý như sau:
a) Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày Cục Viễn thông gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, Cục Viễn thông hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
b) Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này, trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Cục Viễn thông tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:
b.1. Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Cục Viễn thông ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo mẫu tại Phụ lục IV của Thông tư này).
b.2. Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
4. Thời hạn của Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy như sau:
a) Ba (03) năm kể từ ngày ký Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy (trường hợp công bố hợp quy theo biện pháp tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018).
b) Theo thời hạn của Giấy chứng nhận hợp quy hoặc không quá ba (03) năm kể từ ngày ký Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy (trường hợp công bố hợp quy theo biện pháp tại điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018).”
10. Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, d, đ, e khoản 1 và khoản 2, Điều 17 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“1. Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
b) Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân, tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau:
b.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);
b.2. Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có số định danh cá nhân).
Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.
c) Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.
d) Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục nêu tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này: Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy cấp cho:
d.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất (đối với sản phẩm sản xuất trong nước);
d.2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, hoặc nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu).
đ) Trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Thông tư này:
đ.1. Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
đ.1.1. Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
đ.1.2. Tên sản phẩm, hàng hóa;
đ.1.3. Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
đ.1.4. Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
đ.1.5. Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá;
đ.1.6. Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.
đ.2. Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này cấp cho:
đ.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất (đối với sản phẩm sản xuất trong nước);
đ.2.2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, hoặc nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu).
đ.3. Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tới Cục Viễn thông như sau:
a) Trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông (vnta.gov.vn);
b) Qua Cổng thông tin điện tử do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông (vnta.gov.vn).”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“Điều 22. Hiệu lực và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy
1. Trong các trường hợp sau đây Giấy chứng nhận hợp quy hết hiệu lực:
a) Tên, ký hiệu, phiên bản của sản phẩm đã được cấp chứng nhận thay đổi;
b) Thiết kế kỹ thuật của sản phẩm đã được cấp chứng nhận thay đổi làm thay đổi chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm;
c) Không có kết quả đánh giá giám sát phù hợp theo quy định tại Điều 26 Thông tư này;
d) Hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận hợp quy.
2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định tại Chương II Thông tư này.”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc công bố hợp quy khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung Bản công bố hợp quy hoặc Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy hết thời hạn. Trường hợp nội dung bản công bố hợp quy thay đổi do quy chuẩn kỹ thuật áp dụng thay đổi thì thực hiện theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật mới.”
13. Thay “Mẫu văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy” tại Phụ lục II bằng Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Thay “Mẫu bản công bố hợp quy” tại Phụ lục III bằng Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Thay “Mẫu Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy” tại Phụ lục IV bằng Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Bãi bỏ khoản 8 Điều 2, khoản 3 Điều 5, khoản 3 Điều 13, điểm a khoản 1 Điều 23; các điểm d và đ khoản 1 Điều 27 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT.
Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện cho đến hết hiệu lực của Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để xem xét, giải quyết.