Thông tư 121/2021/TT-BTC Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19
121/2021/TT-BTC
Thông tư
Còn hiệu lực
24-12-2021
24-12-2021
Bộ Tài chính Số: 121/2021/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2021 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19, NỘP CHỨNG TỪ THUỘC HỒ SƠ HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA THỰC TẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;
Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19:
Thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu viện trợ từ nhà tài trợ nước ngoài; quà biếu, quà tặng từ nước ngoài hoặc hàng hóa do các tổ chức, cá nhân trong nước nhập khẩu để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu, tặng cho Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố để phục vụ yêu cầu khẩn cấp phòng, chống dịch, điều trị, khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19 (sau đây gọi là hàng hóa nhập khẩu viện trợ, quà biếu, quà tặng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19).
2. Nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để giải quyết ách tắc hàng hóa khi thông quan trong bối cảnh dịch Covid-19.
3. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
1. Người khai hải quan.
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu viện trợ, quà biếu, quà tặng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Hải quan và khoản 7 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
2. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh đối với hàng hóa nhập khẩu;
b) Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
b.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu viện trợ từ nhà tài trợ nước ngoài: Quyết định phê duyệt hoặc văn bản đồng ý tiếp nhận hàng hóa viện trợ từ nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 của cấp có thẩm quyền.
b.2) Đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng từ nước ngoài: Văn bản thỏa thuận biếu, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân Việt Nam để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 hoặc văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền về việc tiếp nhận hàng hóa biếu, tặng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
b.3) Đối với hàng hóa do tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa để ủng hộ, hỗ trợ, tài trợ, biếu, tặng phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19: Văn bản phê duyệt tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố.
Các chứng từ quy định tại điểm b khoản này được nộp dưới dạng bản chính hoặc bản chụp, bản scan có xác nhận bằng chữ ký số của người khai hải quan.
c) Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục phải có giấy phép nhập khẩu;
d) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục phải kiểm tra chuyên ngành;
d) Tờ khai xác nhận viện trợ có xác nhận của cơ quan Tài chính đối với hàng hóa do tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại;
e) Các chứng từ khác liên quan thuộc hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thời hạn nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan:
a) Người khai hải quan phải nộp các chứng từ tại điểm b khoản 1 Điều này tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu chưa hoàn chỉnh.
b) Người khai hải quan được chậm nộp các chứng từ tại điểm c, điểm d, điểm d, điểm e khoản 1 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh đối với hàng hóa nhập khẩu, cùng với tờ khai hải quan hoàn chỉnh.
4. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Khai, nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 50 Luật Hải quan, khoản 7 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và nộp các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo đúng thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Khai thông tin đề nghị chậm nộp các chứng từ tại điểm c, điểm d, điểm d và điểm e khoản 2 Điều này (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư số 13/2021/TT-BYT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp số lưu hành nhập khẩu trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid- 19 trong trường hợp cấp bách) tại ô phần “ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 01 Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai chưa hoàn chỉnh đối với hàng hóa nhập khẩu, nếu chưa nộp bổ sung chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan, người khai hải quan bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.
Khi nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo điểm b khoản 3 Điều này, trường hợp người khai hải quan hoặc Chi cục hải quan có trụ sở thuộc khu vực giãn cách, cách ly, hoặc phong tỏa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người khai hải quan không thể nộp chứng từ đúng thời hạn quy định tại khoản này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người khai hải quan phải nộp các chứng từ chưa nộp cho cơ quan hải quan kèm theo 01 bản chụp văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa có xác nhận bằng chữ ký số của người khai hải quan.
Các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều này nếu đã được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp bản giấy cho cơ quan hải quan.
c) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa tại địa điểm bảo quản và chỉ được đưa hàng hóa vào sử dụng sau khi được cơ quan hải quan thông quan.
5. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 50 Luật Hải quan năm 2014, khoản 7 Điều 26 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) và Thông tư này.
b) Theo dõi việc chậm nộp, đôn đốc nộp các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan và cập nhật các chứng từ chậm nộp do người khai hải quan nộp thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
c) Thực hiện xử lý vi phạm theo quy định và có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan xác nhận viện trợ, cơ quan chủ quản hoặc chính quyền địa phương của tổ chức, cá nhân trong trường hợp quá thời hạn nộp chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan theo quy định nhưng người khai hải quan chưa nộp được chứng từ này cho cơ quan hải quan.
1. Điều kiện để người khai hải quan nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Người khai hải quan hoặc Chi cục hải quan có địa chỉ thuộc khu vực giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
b) Thời gian phát sinh việc nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan trong thời gian công bố của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các biện pháp giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa.
2. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC phải nộp dưới dạng bản giấy (bao gồm: bản chính, bản sao y công chứng, chứng thực), người khai hải quan được nộp bản scan có xác nhận bằng chữ ký số qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan khi làm thủ tục hải quan. Đồng thời, nộp kèm 01 bản scan văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa có xác nhận bằng chữ ký số của người khai hải quan.
Riêng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19.
3. Khi đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan khai thông tin đề nghị chậm nộp chứng từ bản giấy tại ô “phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
4. Thời hạn nộp chứng từ
a) Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ bản giấy thuộc hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký từ khai hải quan.
Trường hợp bất khả kháng do người khai hải quan hoặc Chi cục Hải quan có trụ sở thuộc vùng giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa, người khai hải quan không thể nộp đúng thời hạn nêu trên thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người khai hải quan phải nộp bản giấy các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan hải quan kèm theo 01 bản chụp văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp giãn cách, cách ly hoặc phong tỏa có xác nhận bằng chữ ký số của người khai hải quan.
b) Quá thời hạn quy định tại khoản này, trường hợp chưa nộp bổ sung các chứng từ bản giấy, người khai hải quan bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
a) Cơ quan hải quan giải quyết thủ tục hải quan theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC; Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Thông tư này.
b) Trường hợp chứng từ chậm nộp là giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi tiếp nhận bản scan chứng từ do người khai gửi qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức tiếp nhận cập nhật thông tin giấy phép trên hệ thống để theo dõi trừ lùi theo quy định.
c) Theo dõi, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về hải quan đối với các trường hợp vi phạm quy định về thời hạn nộp chứng từ hoặc không nộp chứng từ quy định tại Điều này.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, nêu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có đề nghị bằng văn bản hoặc gửi đề nghị qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan thì Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
2. Trình tự kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Căn cứ tác động của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung./.