Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật
01-06-2016
18-07-2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số: 11/2016/TT-BNNPTNT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH TRANG PHỤC, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU, BIỂN HIỆU, THẺ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Căn cứ Luật thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi Điều chỉnh:
Thông tư này quy định về trang phục, biểu tượng, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật và chế độ cấp phát sử dụng.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với người làm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật (sau đây gọi chung là kiểm dịch viên động vật).
1. Biểu tượng kiểm dịch động vật được in trên một số loại giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện công tác chuyên dùng, vật lưu niệm và các biểu trưng khác của ngành; được gắn trên mũ kê pi, mũ mềm kiểm dịch động vật; hoặc một phần của biểu tượng (hình lồng 02 bông lúa, mỏ neo, cánh én, chữ thập) được gắn trên phù hiệu kiểm dịch động vật.
2. Kiểm dịch hiệu được gắn trên mũ kê pi và mũ mềm.
3. Phù hiệu kiểm dịch động vật được đeo trên ve cổ áo trang phục kiểm dịch động vật.
4. Cấp hiệu kiểm dịch động vật được mang trên vai áo trang phục kiểm dịch động vật để phân biệt chức vụ của lãnh đạo cơ quan thú y có thẩm quyền các cấp và ngạch chuyên môn nghiệp vụ.
5. Trang phục kiểm dịch động vật gồm: áo, quần (xuân-hè, thu-đông), mũ kê pi, mũ mềm, cà vạt (caravat), thắt lưng, giầy, áo đi mưa, cặp đựng tài liệu.
6. Biển hiệu kiểm dịch động vật để ghi họ tên, số hiệu của kiểm dịch viên động vật và được đeo ở ngực bên trái.
7. Thẻ kiểm dịch động vật do Cục trưởng Cục Thú y cấp để sử dụng và xuất trình khi cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm dịch viên động vật.
BIỂU TƯỢNG, KIỂM DỊCH HIỆU, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Điều 3. Biểu tượng kiểm dịch động vật
Biểu tượng kiểm dịch động vật (hình 1 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) là một hình tròn viền ngoài màu vàng, có nền màu đỏ tươi; phía trong có 02 bông lúa màu vàng tươi, phía dưới nối 02 gốc bông lúa có hình vành khuyên viền vàng, nền màu xanh tím than, bên trong có chữ KDĐV (viết tắt của cụm từ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT) màu vàng; ở giữa có hình mỏ neo màu vàng; phía trên hình mỏ neo có hình cánh én màu vàng; trên hình cánh én có hình chữ thập màu xanh tím than nằm trong hình tròn màu trắng.
1. Kiểm dịch hiệu gắn trên mũ kê pi (hình 2 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) gồm cành tùng kép bằng kim loại có màu trắng bạc bao lấy biểu tượng kiểm dịch động vật được đúc nổi có hình tròn đường kính 35mm, chiều cao 5mm.
2. Kiểm dịch hiệu gắn trên mũ mềm (hình 3 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) là biểu tượng kiểm dịch động vật được đúc nổi có hình tròn đường kính 29mm, chiều cao 3mm.
1. Một phần của biểu tượng kiểm dịch động vật gắn trên phù hiệu kiểm dịch động vật (hình 4 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) bao gồm hình mỏ neo màu vàng; nằm trên hình mỏ neo có hình cánh én màu vàng; ở giữa có 02 bông lúa màu vàng tươi bao lấy hình tròn màu vàng, bên trong hình tròn có chữ thập màu xanh tím than.
2. Phù hiệu kiểm dịch động vật gắn trên ve cổ áo đồng phục (hình 5 phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) có hình bình hành, góc nhọn là 450, góc tù là 1350, chiều dài 75 mm, chiều cao 32 mm; nền màu xanh tím than; ở giữa có một phần của biểu tượng kiểm dịch động vật theo quy định tại Khoản 1 Điều này, được làm bằng kim loại dập nổi.
1. Cấp hiệu cơ bản:
a) Có hình thang đứng, viền xung quanh, một đầu bằng, đầu kia nhọn ở phía mút, chiều cao 130 mm, đáy lớn 45mm; đáy nhỏ 40 mm chung với đáy của tam giác cân có chiều cao 10 mm (hình 8 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Cúc cấp hiệu (hình 6 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) bằng kim loại, đường kính 15 mm có hình nổi ngôi sao năm cánh ở giữa chiều cao 5mm; được gắn ở đầu nhọn của cấp hiệu;
c) Gạch của cấp hiệu bằng kim loại có chiều dài 44mm, chiều rộng 4mm được gắn trên nền phía đáy lớn của cấp hiệu dùng để phân biệt các ngạch khác nhau của người làm công tác kiểm dịch động vật;
d) Sao năm cánh trên nền cấp hiệu (hình 7 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) bằng kim loại, hình nổi; có kích thước 15 mm, chiều cao 5mm. Sao được gắn thành một hàng thẳng dọc ở giữa cấp hiệu thể hiện chức vụ lãnh đạo cơ quan kiểm dịch động vật các cấp.
2. Quy định cấp hiệu cho từng cấp:
a) Người làm chuyên môn, nghiệp vụ: Cấp hiệu cơ bản có viền xung quanh màu vàng, nền cấp hiệu màu xanh tím than (cùng màu với nền phù hiệu kiểm dịch động vật đeo ở ve áo), cúc cấp hiệu và các gạch ngang (—) hoặc gạch chữ vê nằm ngang (
Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật (hình 9 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 01 gạch chữ vê màu vàng;
Ngạch kiểm dịch động vật (hình 10 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 01 gạch ngang màu vàng;
Ngạch kiểm dịch viên chính động vật (hình 11 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 02 gạch ngang màu vàng, mỗi gạch cách nhau 2 mm;
Ngạch kiểm dịch viên cao cấp động vật (hình 12 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 03 gạch ngang màu vàng, mỗi gạch cách nhau 2 mm.
b) Chuyên viên làm công tác kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y: Cấp hiệu cơ bản, viền màu xanh tím than; nền cấp hiệu có màu vàng da cam, cúc cấp hiệu và các gạch ngang (—) màu trắng bạc;
Ngạch chuyên viên (hình 13 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 01 vạch ngang màu trắng bạc;
Ngạch chuyên viên chính (hình 14 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 02 vạch ngang màu trắng bạc, mỗi vạch cách nhau 2 mm;
Ngạch chuyên viên cao cấp (hình 15 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) có gắn 03 vạch ngang màu trắng bạc, mỗi vạch cách nhau 2 mm.
c) Cấp hiệu lãnh đạo các Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu, Phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; các Trạm, Phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; Trưởng Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông cố định: Cấp hiệu theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
Cấp hiệu của cấp Phó có gắn 01 sao màu vàng (hình 16 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
Cấp hiệu của cấp Trưởng có gắn 02 sao màu vàng (hình 17 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
d) Cấp hiệu lãnh đạo các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương thuộc Cục Thú y, Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh: Cấp hiệu theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
Cấp hiệu của cấp Phó có gắn 03 sao màu vàng (hình 18 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
Cấp hiệu của cấp Trưởng có gắn 04 sao màu vàng (hình 19 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
đ) Cấp hiệu lãnh đạo Phòng kiểm dịch động vật, Phòng Thú y cộng đồng thuộc Cục Thú y: Cấp hiệu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
Cấp hiệu của cấp Phó có gắn 01 sao màu trắng bạc (hình 20 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
Cấp hiệu của cấp Trưởng có gắn 02 sao màu trắng bạc (hình 21 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
e) Cấp hiệu lãnh đạo Cục Thú y: Cấp hiệu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
Cấp hiệu của Phó Cục trưởng Cục Thú y có gắn 03 sao màu trắng bạc (hình 22 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
Cấp hiệu của Cục trưởng Cục Thú y có gắn 04 sao màu trắng bạc (hình 23 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).
TRANG PHỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Điều 7. Quần áo đồng phục
1. Quần:
a) Quần màu xanh tím than may kiểu âu phục nam, nữ; dùng chung cả xuân - hè, thu - đông;
b) Đối với nữ làm công tác kiểm dịch động vật tại cửa khẩu hoặc các cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu, có thể sử dụng Juyp (Jupe) màu xanh tím than, dài quá gối và xẻ thân sau.
2. Áo xuân - hè: May kiểu bludông (blouson) cổ bẻ, màu trắng cộc tay hoặc dài tay, một hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu; đai áo có xẻ sườn cài 02 cúc.
3. Áo thu đông: Áo và các khuy trên áo có màu xanh tím than;
a) Áo nam: May kiểu áo vét (vest), cổ hai ve to để đeo phù hiệu; hai thân trước có 04 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; một hàng khuy nhựa đường kính 22 mm; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu;
b) Áo nữ: May kiểu áo vét (vest), cổ hai ve to; hai thân trước có 02 túi nổi ngoài phía dưới, nắp túi hình cánh dơi; một hàng khuy nhựa đường kính 22 mm; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu;
c) Áo mặc trong áo thu - đông là áo sơ màu trắng, dài tay, cổ đứng để thắt cà vạt (cravat) dùng cho cả nam và nữ.
4. Áo chống rét màu xanh tím than, kiểu Măng tô san, cổ hai ve to để đeo phù hiệu; có 02 túi chéo, chìm ở bên hông, có đai thắt; một hàng khuy nhựa đường kính 22 mm; thân sau có cầu vai, cầu vai có 02 đỉa để đeo cấp hiệu.
5. Áo đi mưa: Kiểu áo giống với áo chống rét, màu tím than được may bằng vải Vi ni lông (vinylon) không thấm nước.
1. Mũ kê pi: Kiểu mũ kê pi có đỉnh và cầu mũ màu trắng; thành mũ màu xanh tím than, chính giữa thành mũ phía trước có gắn kiểm dịch hiệu; có đai kép bằng sợi màu vàng đặt ở phía trước, lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng, quai mũ màu đen.
2. Mũ mềm: Màu xanh tím than, phía trên lưỡi trai có gắn kiểm dịch hiệu đường kính 29 mm.
Kiểu thông thường, màu xanh tím than dùng chung cho cả nam và nữ.
1. Giầy da màu đen, thấp cổ dùng chung cho cả xuân - hè, thu - đông.
2. Dép có quai hậu, gót cao vừa phải dùng cho trang phục xuân - hè.
Cặp đựng tài liệu được làm bằng da hoặc giả da màu đen, có nắp.
Trang phục niên hạn khác gồm ủng cao su, găng tay cao su, quần áo bảo hộ lao động, áo Blouse trắng, khẩu trang, kính bảo hộ.
BIỂN HIỆU, THẺ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Điều 13. Biển hiệu kiểm dịch động vật
1. Biển hiệu kiểm dịch động vật có hình chữ nhật, dài 85 mm, rộng 20mm được làm bằng kim loại (hình 24 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đường viền ngoài rộng 1,5mm; nền màu xanh tím than.
3. Bên trái là một phần của biểu tượng kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
4. Bên phải từ trên xuống dưới là họ tên người mang biển hiệu; số hiệu người mang biển hiệu (trùng với số hiệu ghi trên thẻ kiểm dịch động vật).
1. Thẻ kiểm dịch động vật bao gồm các nội dung sau: hình ảnh, họ tên, năm sinh, chức danh, số hiệu, đơn vị công tác của kiểm dịch viên động vật.
2. Thẻ được làm bằng bìa cứng có ép Plastic; hình chữ nhật, rộng 70 mm, dài 100 mm, có 02 đường viền màu xanh coban; nền màu trắng in hoa văn màu xanh co ban nhạt, chính giữa in chìm biểu tượng kiểm dịch động vật đường kính 19 mm màu xanh co ban; chữ in màu đen. Hai mặt của thẻ kiểm dịch động vật được quy định như sau:
a) Mặt trước (hình 25 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này):
Bên trái từ trên xuống là tên cơ quan cấp thẻ; biểu tượng kiểm dịch động vật đường kính 15 mm; ảnh của người được cấp thẻ (ảnh 2x3 cm mang trang sắc phục kiểm dịch động vật), góc dưới bên phải của ảnh được đóng dấu nổi của cơ quan cấp thẻ;
Bên phải từ trên xuống in chữ hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; riêng chữ in hoa “THẺ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT” được in màu đỏ; số hiệu, họ tên, năm sinh, chức danh, nơi công tác;
b) Mặt sau (hình 26 phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này): Phía trên in chữ hoa “QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CẤP THẺ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT” được in màu đỏ; nội dung của những quy định; địa danh, ngày, tháng, năm cấp thẻ; chức danh, chữ ký, họ tên người cấp thẻ và đóng dấu.
3. Tiêu chuẩn được cấp thẻ kiểm dịch động vật:
a) Có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (chuyên ngành thú y hoặc chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản hoặc bệnh học thủy sản);
b) Đã hoàn thành một khóa tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do Cục Thú y hoặc các đơn vị được Cục Thú y ủy quyền tổ chức tập huấn.
4. Thẻ kiểm dịch động vật được cấp cho kiểm dịch viên động vật theo Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này. Khi không thực hiện hoặc ngừng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật thì kiểm dịch viên động vật phải nộp lại thẻ này cho cơ quan quản lý trực tiếp.
1. Hồ sơ cấp thẻ:
a) Văn bản nghị của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc các cơ quan thuộc Cục Thú y (sau đây gọi là cơ quan đề nghị), kèm theo danh sách người làm công tác kiểm dịch động vật đề nghị được cấp thẻ;
b) Bản sao (có xác nhận của cơ quan đề nghị cấp thẻ) giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm dịch động vật;
c) Mỗi người 02 ảnh 2x3cm (chụp chân dung mang trang sắc phục kiểm dịch động vật).
2. Trình tự cấp thẻ:
a) Cơ quan đề nghị cấp thẻ gửi 01 bộ hồ sơ cấp thẻ theo quy định tại Khoản 1 Điều này về Cục Thú y bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ cấp thẻ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Thú y Quyết định cấp thẻ kiểm dịch động vật theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
1. Hồ sơ cấp lại thẻ:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan đề nghị cấp lại thẻ kiểm dịch động vật kèm theo danh sách đề nghị cấp lại;
b) Mỗi người 02 ảnh 2x3cm (chụp chân dung mang trang sắc phục kiểm dịch động vật).
2. Trình tự cấp lại thẻ:
a) Cơ quan đề nghị cấp thẻ gửi 01 bộ hồ sơ cấp thẻ theo quy định tại Khoản 1 Điều này về Cục Thú y bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ cấp thẻ đầy đủ theo quy định, Cục Thú y Quyết định cấp thẻ kiểm dịch động vật theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lời bằng văn bản để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
1. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thu hồi thẻ kiểm dịch động vật trong các trường hợp sau:
a) Kiểm dịch viên động vật khi thôi nhiệm vụ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật;
b) Kiểm dịch viên động vật bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc theo quy định về xử lý kỷ luật.
2. Hàng năm, Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh báo cáo bằng văn bản về Cục Thú y các trường hợp thu hồi thẻ kiểm dịch động vật.
CHẾ ĐỘ MAY SẮM, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG TRANG PHỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Điều 18. Sử dụng trang phục, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch động vật
Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch động vật được sử dụng như sau:
1. Quần, áo xuân - hè, thu - đông phải đồng bộ.
2. Áo phải được cài khuy cổ áo, cổ tay (đối với áo dài tay).
3. Kiểm dịch hiệu gắn ở mũ kê pi, mũ mềm được đặt ở chính giữa thành mũ phía trước.
4. Phù hiệu ở ve cổ áo (đeo ở ve trên nếu là áo 02 ve, cổ bẻ), phải đặt phù hiệu song song với 2 cạnh của ve cổ áo và cách 2 cạnh đó 3-4 mm. Nếu mặc áo vét, áo chống rét thì phù hiệu phải đeo ở ve áo vét, áo chống rét.
5. Biển hiệu kiểm dịch động vật:
a) Trang phục xuân - hè: Cạnh dưới của biển hiệu kiểm dịch động vật sát với mép trên của nắp túi áo xuân - hè;
b) Trang phục thu - đông: Cạnh trên của biển hiệu kiểm dịch động vật sát với mép trên của nắp túi áo thu - đông.
6. Đối tượng theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này phải mang đồng bộ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật khi thi hành công vụ.
1. Áo, quần xuân - hè: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ).
a) Nam: 01 áo cộc tay hoặc dài tay, 01 quần;
b) Nữ: 01 áo cộc tay hoặc dài tay, 01 quần hoặc Juyp.
2. Áo quần thu - đông: 01 bộ/02 năm (năm đầu cấp 02 bộ);
Đối với các tỉnh, thành phố phía Nam có thể thay bộ thu đông bằng bộ xuân hè: 01 bộ/01 năm.
3. Áo sơ mi trắng mặc trong áo thu - đông: 01 chiếc/01 năm (năm đầu cấp 02 chiếc).
4. Biểu tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu: Khi hỏng thì đổi.
5. Mũ kê pi, mũ mềm: 01 chiếc/02 năm.
6. Cà vạt (Cravat): 01 chiếc/02 năm.
7. Giầy da: 01 đôi/02 năm
8. Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm.
9. Tất chân: 03 đôi/01 năm.
10. Áo chống rét: 01 chiếc/05 năm.
11. Cặp đựng tài liệu: 01 chiếc/02 năm.
12. Áo đi mưa: 01 chiếc/01 năm.
13. Trang phục niên hạn khác sử dụng đối với kiểm dịch viên động vật thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại:
a) Quần áo bảo hộ lao động: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ);
b) Ủng cao su: Khi hỏng thì đổi;
c) Găng tay cao su: Khi hỏng thì đổi;
d) Áo Blouse trắng (làm việc trong phòng thí nghiệm): 02 chiếc/01 năm;
đ) Kính bảo hộ lao động: Khi hỏng thì đổi;
e) Khẩu trang: Khi hỏng thì đổi (lần đầu cấp 02 chiếc).
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Quản lý trang sắc phục kiểm dịch động vật
1. Việc quản lý, sử dụng trang sắc phục kiểm dịch động vật phải đúng chế độ, đúng đối tượng.
2. Đối tượng theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này khi thôi đảm nhận công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải nộp lại cho cơ quan quản lý toàn bộ mũ kê pi, mũ mềm, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu.
3. Kinh phí để may sắm trang sắc phục kiểm dịch động vật được lấy từ nguồn ngân sách hàng năm của đơn vị.
4. Người làm công tác kiểm dịch động vật chỉ được sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu kiểm dịch động vật khi thi hành nhiệm vụ; không được sử dụng vào Mục đích khác; không được tẩy xóa, sửa chữa thẻ kiểm dịch động vật hoặc cho mượn trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật.
5. Tổ chức may sắm và cấp phát trang sắc phục kiểm dịch động vật:
a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục Thú y, Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm may sắm, cấp phát, quản lý trang sắc phục theo quy định tại Điều 19 và thu hồi thẻ kiểm dịch động vật theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;
b) Cục Thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biểu tượng kiểm dịch, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, mũ kê pi, mũ mềm, thẻ kiểm dịch động vật trong cả nước; may sắm, cấp phát trang sắc phục tại Cục Thú y; cấp phát thẻ kiểm dịch động vật trong cả nước.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BNN ngày 09/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết kịp thời./.