QCVN 12 -
2:2021/BCT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN SẢN PHẨM VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP - THUỐC NỔ
NHŨ TƯƠNG RỜI BAO GÓI
National technical regulation on
explosives - Bulk emulsion explosives in packages
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 12-2:2021/BCT do Ban soạn thảo
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm
vật liệu nổ công nghiệp - thuốc nổ nhũ tương rời bao gói
biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ
thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 10/2021/TT-BCT ngày
27 tháng 10 năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀAN TOÀN SẢN PHẨM VẬT LIỆU
NỔCÔNG NGHIỆP- THUỐC NỔNHŨ TƯƠNG
RỜI BAO GÓI
National
technical regulation on explosives - Bulk emulsion explosives in packages
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này
quy định chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử và
quy định quản lý đối với thuốc nổ nhũ tương
rời bao gói có mã HS 3602.00.00.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho
các tổ chức, cá nhân có hoạt động
liên quan tới thuốc nổ nhũ tương
rời bao gói dùng cho lộ thiên trên lãnh thổ Việt Nam
và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Thuốc nổ
nhũ tương rời: Là thuốc nổ được tạo thành từ hỗn
hợp của chất nhũ tương nền và ANFO hoặc chất nhũ tương nền và Amoni
Nitrat dạng hạt xốp được nhạy hóa bởi chất tăng nhạy
và đóng gói thành bao gói định hình.
3.2. Chất nhũ tương
nền: Là một hệ keo đồng nhất về mặt cảm quan, có trạng thái lỏng nhớt hoặc sệt
quánh, được tạo ra từ dung dịch quá bão hòa của
các muối oxy hóa phân tán trong một
pha dầu liên tục dưới tác dụng của chất nhũ hóa.
3.3. Độ nhạy kích
nổ: Là ngưỡng để thuốc nổ có thể
phát nổ khi bị kích thích bằng sóng xung kích được tạo
ra từ các phương tiện gây nổ (kíp nổ,
mồi nổ, dây nổ) hoặc va đập
hoặc ma sát hoặc ngọn lửa.
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
4. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn
kỹ thuật này được áp dụng phiên bản được
nêu ở dưới đây.
Trường hợp tài liệu viện dẫn
đã được sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế, áp dụng phiên bản mới
nhất.
QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo
quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu
nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
QCVN 02:2015/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về các loại kíp nổ điện.
QCVN 04:2015/BCT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dây nổ chịu nước.
QCVN 08:2015/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về mồi nổ dùng cho
thuốc nổ công nghiệp.
TCVN 4851:1989 - Nước để
phân tích dùng trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu
kỹ thuật và phương pháp thử.
5. Chỉ tiêu kỹ thuật
Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc
nổ nhũ tương rời bao gói
được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1. Chỉ
tiêu kỹ thuật của thuốc nổnhũ tương rời bao
gói
TT | Tên chỉtiêu | Đơn vị tính | Chỉ tiêu |
1 | Khối lượng riêng | g/cm3 | Từ 1,00
đến 1,30 |
2 | Tốc độ nổ
đo trong lỗ khoan | m/s | ≥ 4
000 |
3 | Thời gian chịu nước (sâu ≥
1,0 m nước) | h | ≥ 4 |
4 | Độ nhạy kích nổ | | Mồi nổ |
6. Đóng thỏi, bao gói
6.1. Đóng thỏi: Thuốc nổ
nhũ tương rời bao gói được đóng thỏi với đường kính không
nhỏ hơn 60 mm bằng màng Poly Etylen (PE) và
Poly Propylen (PP).
6 2. Bao gói: Các thỏi thuốc nổ được
đóng vào hộp giấy cacton hoặc trong bao Poly Propylen (PP). Đối với
các loại thuốc nổ có đường kính thỏi thuốc <
50 mm phải được bao gói kín bằng túi PE.
7. Phương pháp thử
7.1. Xác định khối lượng riêng đối
với thuốc nổ nhũ tương rời bao gói được chế tạo từ nhũ tương nền có trạng thái
lỏng nhớt
7.1.1. Nguyên tắc
Xác định khối lượng mẫu rơi tự do
vào một đơn vị thể tích chứa.
7.1.2. Vật tư,
thiết bị, dụng cụ
- Cân kỹ thuật,
sai số 0,01 g;
- Bình hứng thể
tích 250 ml, 500 ml, 1000 ml;
- Dao, kéo cắt;
- Thước vạch chuẩn, có chia vạch đến
1 mm;
- Nước để phân
tích dùng trong phòng thí nghiệm
theo quy định tại TCVN 4851:1989.
7.1.3. Cách tiến hành
- Cân xác định khối lượng của bình
hứng đã được sấy khô
trên cân kỹ thuật độ chính xác 0,01g (G1);
- Đặt bình
hứng tại vị trí bằng phẳng, đổ
đầy nước cất vào bình hứng sao cho mặt nước ngang với mặt bình.
Dùng giấy lọc lau khô bên ngoài rồi cân. Lặp lại việc này 3 lần và
lấy kết quả trung bình (G2). Sấy
khô lại bình hứng. Cho phép sử dụng kết quả cho nhiều
lần thí nghiệm. Định kỳ 03 tháng, kiểm
tra lại thể tích bình hứng;
- Đặt bình hứng tại vị trí bằng phẳng,
dùng muôi nhựa cho mẫu vào đầy bình hứng, lắc
nhẹ hoặc dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ để mẫu phân
bổ đều trong bình hứng;
- Dùng thước phẳng gạt ngang mặt bình
hứng. Nhẹ nhàng lau sạch
phía ngoài bình hứng. Cân khối lượng bình hứng và mẫu
(G3);
- Cách tính
kết quả:
Khối lượng riêng của mẫu thử
(d), tính theo
công thức:
Trong đó:
ρn: Khối lượng riêng của
nước cất, lấy bằng 1
g/cm3;
G1: Khối lượng
bình hứng, g;
G2: Khối lượng bình hứng
và nước cất, g;
G3: Khối lượng bình hứng
và mẫu, g.
Thí nghiệm
được lặp lại 3 lần, chênh lệch kết quả giữa
3 lần thí nghiệm không được lớn hơn 0,05 g/cm3. Kết
quả phân tích là giá trị
trung bình của ba lần thử,
làm tròn đến 0,01 g/cm3.
7.2. Xác định khối lượng riêng đối
với thuốc nổ nhũ tương rời bao gói được chế tạo từ nhũ tương
nền có trạng
thái sệt quánh
7.2.1.
Nguyên tắc
Cân, đo khối lượng và
thể tích của thỏi thuốc nổ rồi tính ra khối
lượng riêng (p) của thỏi thuốc.
7.2.2. Vật tư, thiết bị, dụng cụ
- Cân kỹ thuật, sai số 0,01 g;
- Bình hứng 250 ml, có chia vạch đến
2 ml;
- Dao, kéo
cắt;
- Nước để
phân tích dùng trong phòng thí nghiệm theo quy định tại TCVN 4851:1989.
7.2.3. Cách tiến hành
- Đổ nước điền
vào khoảng 1/3 bình hứng sau đó cân để xác định khối
lượng bình hứng chứa nước. Ghi lại khối lượng bình hứng
chứa nước (G1)
và thể tích nước
trong bình hứng (V1);
- Cắt một phần của thỏi thuốc nổ
mẫu (sao cho phần này có thể cho vừa vào bình
hứng và chìm hoàn toàn trong nước).
Tách bỏ phần vỏ và cho phần thuốc nổ vào trong bình
hứng chứa nước. Cân bình
hứng chứa nước và thuốc
nổ. Ghi lại khối lượng bình hứng chứa nước và thuốc nổ
(G2) và thể tích nước cùng thuốc nổ
chiếm chỗ trong bình hứng (V2).
Khối lượng
riêng của thỏi thuốc được tính
theo công thức:
Trong đó:
- ρ: Khối lượng riêng của thỏi
thuốc nổ, g/cm3;
- G1: Khối lượng của bình
hứng chứa nước, g;
- G2: Khối lượng của bình
hứng chứa nước và thuốc nổ, g;
- V1: Thể tích nước
trong bình hứng, cm3;
- V2: Thể tích nước và
thuốc nổ chiếm chỗ, cm3.
Thí nghiệm được tiến
hành tối thiểu 03 lần, sai số
giữa các kết quả đo không được lớn hơn 1,0 %. Kết
quả là giá trị trung bình của các phép thử, làm tròn đến 10-2g/cm3.
7.3. Xác định tốc độ nổ
bằng phương pháp đo trong lỗ khoan
7.3.1. Vật tư,
thiết bị, dụng cụ
- Máy đo tốc độ nổ MicroTrap;
- Máy nổ
mìn chuyên dụng hoặc nguồn điện một chiều từ
6 V đến 12 V;
- Dây điện trở,
cáp dẫn tín hiệu (loại RG - 58);
- Thuốc nổ
nhũ tương rời bao gói;
- Kíp nổ
điện số 8 theo quy định tại QCVN 02:2015/BCT;
- Mồi nổ dùng cho thuốc nổ
công nghiệp, loại 175 g/quả;
- Thước vạch chuẩn,
dao cắt dây, băng dính cách điện;
- Cáp đo tốc độ nổ;
- Máy tính cài
phần mềm phân tích theo máy đo.
7.3.2. Yêu cầu
kỹ thuật:
- Cáp đo tốc
độ nổ và cáp dẫn tín hiệu không được dập hoặc đứt
gẫy;
- Tổng trở
của cáp đo tốc độ nổ sử dụng từ 50 Ω đến 3 000 Ω;
- Thời gian trễ nổ tại các lỗ
khoan tăng dần theo chiều từ đầu dây cáp đo tốc độ nổ lỗ
khoan đầu tiên đến đầu dây cáp đo tốc độ nổ lỗ khoan nối với cáp dẫn tín hiệu đến
máy MicroTrap;
- Đối với lỗ khoan sử dụng một mồi
nổ, để đảm
bảo lượng thuốc nổ trong lỗ khoan được kích nổ hoàn toàn
không ảnh hưởng đến chỉ tiêu phá
vỡ đất đá, yêu cầu chiều sâu lỗ khoan đo tốc độ nổ
từ 10 m đến 15 m. Đối với lỗ khoan có
nhiều khối mồi nổ thì phải tính
toán sao cho thời gian trễ nổ của các khối mồi
nổ này tăng dần từ dưới đáy lỗ khoan lên hoặc
phải chập hai mồi nổ lại (nếu dùng hai quả mồi kích nổ) thả xuống cách đáy lỗ
khoan từ 0,5 m đến 2 m tùy theo chiều cao cột thuốc;
- Phép đo
thực hiện đồng thời với 3 lỗ khoan liền kề nhau.
7.3.3. Chuẩn bị mẫu
Chuẩn bị mẫu
theo Hình 1.
Hình 1 - Sơ đồ chuẩn bị mẫu và đo tốc độ nổ trong lỗ khoan
- Dùng dao cắt gọt 5 cm chiều dài lớp
vỏ của phần đầu của cáp đo tốc độ
nổ. Xoắn hai đầu vừa gọt lại
với nhau và quấn băng dính cách điện bên ngoài
để bảo vệ hai đầu dây
này;
- Dùng dây và thước vạch chuẩn đo để
xác định chiều sâu của các lỗ khoan sẽ dùng để
đo tốc độ nổ, ghi chiều sâu của từng lỗ khoan;
- Nạp thuốc nổ và nạp bua xuống lỗ
khoan (đường kính lỗ khoan phụ thuộc vào đường kính thỏi
thuốc);
- Gập vuông góc tại vị trí phần dây
điện trở nhô lên
mặt phẳng nằm ngang và
ròng dây điện trở sang lỗ tiếp theo;
- Sau khi
nạp thuốc và bua, phần đầu dây đo điện trở
còn lại để thừa ra cách miệng lỗ
khoan cuối cùng từ 5 m đến 8 m và được nối với cáp truyền
tín hiệu dẫn đến nơi trú ẩn kết nối cáp với
máy Microtrap.
7.3.4. Tiến hành đo
- Nối hai đầu dây của dây điện trở
với cáp dẫn tín hiệu về
máy máy đo;
- Kiểm tra, cài đặt máy ở
chế độ sẵn sàng đo (sẵn sàng ghi lại các dữ liệu của
quá trình nổ);
- Tiến hành kích nổ lỗ mìn,
máy đo sẽ bắt đầu thu nhận thông tin về tốc
độ nổ, kết quả đo được phân tích trên máy tính
bằng phần mềm đi kèm máy.
Thí nghiệm được tiến hành tối thiểu
03 lần, sai số giữa các kết
quả đo không được lớn hơn ± 200 m/s.
Kết quả là giá trị trung bình của các phép thử,
làm tròn đến số nguyên.
7.4. Xác định
thời gian chịu nước
7.4.1. Nguyên tắc
Ngâm mẫu cần kiểm tra khả năng chịu
nước trong bể nước (hoặc
ngâm trong bình chịu áp lực) trong một thời gian nhất định.
Tiến hành thử nổ sau khi ngâm nước.
7.4.2. Thiết bị,
dụng cụ và vật tư
- Bể nước có
mực nước sâu không nhỏ hơn 1,0 m;
- Máy nổ mìn
chuyên dụng hoặc nguồn điện một chiều
từ 6 V đến 12 V;
- Muôi múc, cân, các dụng cụ cần
thiết khác;
- Dụng cụ tạo lỗ đường kính 2 mm và
7,5 mm;
- Kíp nổ
điện số 8 theo quy định tại QCVN 02:2015/BCT;
- Mồi nổ dùng cho thuốc
nổ công nghiệp loại 175 g/quả theo quy định tại QCVN 08:2015/BCT;
- Thuốc nổ nhũ tương rời
bao gói;
- Dây nổ chịu
nước loại 12 g/m, dài 500 mm theo quy định tại QCVN 04:2015/BCT;
- Tấm chì
có kích thước 400 mm x 200 mm x 10 mm;
- Hầm nổ
hoặc bãi thử nổ.
7.4.3. Chuẩn bị
mẫu
Đối với các thỏi thuốc nhũ tương rời
bao gói có khối lượng từ 2 kg đến 4 kg, cho phép sử dụng nguyên thỏi
làm mẫu thử khả năng chịu nước. Rạch màng
bao để thuốc nổ tiếp xúc trực tiếp với nước.
Đối với các thỏi có khối lượng lơn
hơn 4 kg: Cho mồi nổ loại 175 g vào trong túi
dứa, dùng dây buộc định
vị để giữ mồi nổ chắc
chắn. Cho tiếp thuốc nổ lấy ra tức
thời cần kiểm tra vào túi sao cho khối lượng thuốc
nổ trong túi khoảng 2 kg (không tính
khối lượng mồi nổ), buộc chặt túi.
7.4.4.
Cách tiến hành
- Ngâm mẫu thuốc
nổ nhũ tương rời bao gói trong nước sâu 1,0 m trong thời gian 4 h;
- Rạch đầu thỏi thuốc, tra mồi
nổ vào thỏi thuốc,
sau đó tra kíp và
lỗ trên quả mồi nổ.
Dùng dụng cụ tạo lỗ tạo lỗ sâu trên thỏi
thuốc ở phía đối diện với phía tra kíp và đưa 2
cm đến 3 cm đoạn dây nổ vào lỗ, cố định dây nổ
trên tấm chì bằng băng dính sao cho khoảng cách từ đáy của thỏi thuốc
nổ đến đầu tấm chì
không nhỏ hơn 300 mm;
- Đấu hai đầu
dây dẫn của kíp
điện vào đường dây điện khởi
nổ chính và tiến hành kích nổ bằng
máy nổ mìn;
- Tiến hành
khởi nổ.
Xác định khả
năng chịu nước được thể hiện tại Hình 2.
Hình 2 - Sơ đồxác định khả năng chịu nước
7.4.5. Kết quả
Yêu cầu toàn bộ các mẫu
đem thử phải nổ hết (trên tấm chì
có vết của dây nổ) thì kết luận loạt thuốc nổ
đó có khả năng
chịu nước theo quy định.
7.5. Xác định
độ nhạy kích nổ
7.5.1. Nguyên tắc
Lấy ngẫu
nhiên 03 thỏi thuốc trong lô hàng cần kiểm
tra độ nhạy kích nổ. Yêu cầu toàn bộ các mẫu đem thử
phải nổ hết thì kết luận loại thuốc
nổ đó có độ nhạy
kích nổ theo quy định.
7.5.2. Thiết bị, dụng cụ và
vật tư
- Thuốc nổ
nhũ tương rời bao gói;
- Kíp nổ điện số 8 theo quy định tại
QCVN 02:2015/BCT;
- Mồi nổ dùng
cho thuốc nổ công
nghiệp, loại 175 g/quả theo quy định tại QCVN 08:2015/BCT;
- Dây nổ
chịu nước 12 g/m, dài 500 mm theo quy định tại QCVN 04:2015/BCT;
- Tấm chì
dài 400 mm, rộng 200 mm, dày 10 mm;
- Máy nổ mìn
chuyên dụng hoặc nguồn điện một chiều từ 6 V đến 12 V;
- Dụng cụ tạo lỗ đường
kính 2 mm và 7,5 mm;
- Hầm nổ
hoặc bãi thử nổ.
7.5.3. Chuẩn
bị mẫu
Lấy ngẫu nhiên 03 thỏi thuốc trong
lô hàng cần kiểm tra độ nhạy kích nổ
(quy cách thỏi thuốc: đường kính
≤ 120 mm, khối lượng
≤ 4 kg).
7.5.4. Tiến
hành thử
- Đặt mẫu thuốc
nổ đã chuẩn bị trên mặt cát bằng phẳng;
- Rạch đầu thỏi thuốc, tra mồi nổ
vào thỏi thuốc, sau đó tra kíp vào lỗ trên quả mồi nổ.
Dùng dụng cụ tạo lỗ, tạo lỗ sâu trên thỏi thuốc ở phía đối
diện với phía tra kíp và đưa 2 cm đến 3 cm đoạn dây nổ vào
lỗ, cố định dây nổ trên tấm
chì bằng băng dính sao cho khoảng cách từ đáy của thỏi thuốc nổ đến đầu tấm chì
không nhỏ hơn 300 mm;
- Đấu hai đầu dây dẫn của kíp
điện vào đường dây điện khởi nổ
chính và tiến hành kích nổ
bằng máy nổ mìn;
- Tiến hành khởi nổ.
Xác định độ
nhạy kích nổ được thể hiện theo Hình
3.
Hình 3 - Sơđồxác định độ nhạy
kích nổ
7.5.5. Kết quả
Yêu cầu toàn
bộ các mẫu đem thử phải nổ hết (trên tấm chì có
vết của dây nổ) thì kết luận
loại thuốc nổ đó có độ nhạy
kích nổ theo quy định.
7.6. Quy định
về an toàn trong thử nghiệm
Phải tuân thủ quy định về an toàn
trong bảo quản, sử dụng, tiêu
hủy vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Quy chuẩn
số QCVN 01:2019/BCT trong quá trình thử nghiệm và
tiêu hủy mẫu không đạt yêu cầu.
7.7. Quy định về sử dụng phương tiện
đo
Phương tiện đo phải được bảo quản,
sử dụng theo quy định của nhà sản xuất và duy trì đặc tính
kỹ thuật đo lường trong suốt quá
trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm
định theo quy định của pháp luật về đo lường.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
8. Quy định về quản lý
8.1. Thuốc nổ nhũ tương rời bao gói
phải công bố hợp quy phù hợp quy định kỹ thuật tại Điều
5 của Quy chuẩn kỹ thuật này, gắn
dấu hợp quy (dấu CR) và
ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông
trên thị trường.
8 2. Thuốc nổ
nhũ tương rời bao gói sản xuất trong nước phải thực hiện việc
công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
quy định về công bố hợp chuẩn, công
bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp
với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau
đây viết tắt là Thông tư
số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số
02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn,
công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông
tư số 02/2017/TT-BKHCN).
8.3.
Thuốc nổ nhũ tương rời bao gói nhập khẩu phải thực hiện kiểm
tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số
36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương (sau đây viết tắt
là Thông tư số
36/2019/TT-BCT).
9. Công bố hợp quy
9.1. Việc công
bố hợp quy thuốc nổ nhũ tương rời bao gói sản xuất trong nước và
kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thuốc nổ nhũ
tương rời bao gói nhập khẩu phải dựa trên kết
quả chứng nhận của tổ chức chứng
nhận đã đăng ký lĩnh vực
hoạt động theo quy định tại Nghị định
107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính
phủ quy định kinh doanh dịch vụ đánh
giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định
số 107/2016/NĐ-CP); Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày
09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và
Công nghệ (sau đây viết tắt là Nghị định
số 154/2018/NĐ-CP) hoặc được thừa nhận theo quy định của Thông tư số
27/2007/TT-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn việc ký kết và thực hiện các Hiệp định và
thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá
sự phù hợp (sau đây viết tắt là Thông tư
số 27/2007/TT-BKHCN).
9.2. Chứng nhận hợp quy
Chứng nhận hợp quy đối với thuốc nổ
nhũ tương rời bao gói sản xuất trong nước và
nhập khẩu thực hiện theo phương thức 5 "Thử nghiệm mẫu điển
hình và đánh giá quá
trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu
lấy tại nơi sản xuất
hoặc trên thị trường hoặc lô hàng thuốc
nổ nhập khẩu kết hợp
với đánh giá quá trình sản xuất" hoặc
phương thức 7 “Thử nghiệm,
đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa" tại cơ sở sản
xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN.
9.3. Thử
nghiệm phục vụ việc chứng nhận phải được
thực hiện bởi một trong các tổ
chức sau:
9.3.1.
Tổ chức thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số
107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
9.3.2.
Tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ
định theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
9.3.3. Tổ chức được thừa nhận theo
quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN.
9.4. Trình
tự, thủ tục và hồ sơ công bố hợp
quy
Trình tự, thủ tục và
hồ sơ công bố hợp quy đối với thuốc nổ nhũ tương rời bao gói sản xuất trong nước
và nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số
36/2019/TT-BCT.
10. Sử dụng dấu hợp quy
Dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của quy định về chứng
nhận hợp chuẩn,
chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
11.1. Trách nhiệm của tổ chức sản
xuất, kinh doanh, nhập khẩu
thuốc nổ nhũ tương rời bao gói
11.1.1. Tổ chức
sản xuất, kinh
doanh thuốc nổ nhũ tương rời bao gói phải đảm bảo
yêu cầu quy định tại Phần II, thực hiện quy định tại
Phần III của Quy chuẩn kỹ thuật này và đảm
bảo chất lượng phù hợp với quy định tại Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa.
11.1.2. Tổ chức sản xuất,
nhập khẩu thuốc nổ nhũ tương rời bao gói phải đăng ký bản
công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi đăng ký kinh
doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông
tư số 02/2017/TT-BKHCN
11.1.3. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu
thuốc nổ nhũ tương rời bao gói có trách nhiệm
cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với
Quy chuẩn kỹ thuật này khi có
yêu cầu hoặc khi được kiểm tra theo quy định đối
với hàng hóa lưu thông trên thị trường.
11.2. Trách nhiệm của cơ quan quản
lý nhà nước
11.2.1. Cục Kỹ thuật an toàn và
Môi trường công nghiệp chủ trì phối hợp với Vụ Khoa
học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị có
liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
11.2.2. Cục Hóa chất tổ chức thực
hiện việc kiểm tra chất lượng đối
với thuốc nổ nhũ tương rời bao gói nhập khẩu.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
12. Hiệu lực thi hành
12.1. Quy chuẩn
kỹ thuật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2022.
12.2. Trong quá
trình thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này, trường
hợp tổ chức, cá nhân có khó khăn, vướng
mắc đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để
xem xét, giải quyết.
12.3. Trong trường hợp các văn bản
quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quy chuẩn kỹ thuật
này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì
thực hiện theo quy định tại văn bản hiện
hành. Trường hợp các Tiêu chuẩn, mã HS viện dẫn
tại Quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi,
bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương./.