Thông tư 07/2015/TT-BTNMT Quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp
26-02-2015
29-04-2015
15-04-2015
Bộ Tài nguyên và Môi trường Số: 07/2015/TT-BTNMT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2015 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VIỆC LẬP PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT; LẬP HỒ SƠ RANH GIỚI SỬ DỤNG ĐẤT; ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH; XÁC ĐỊNH GIÁ THUÊ ĐẤT; GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ĐỐI VỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) đối với các công ty thực hiện sắp xếp, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và chính sách theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (sau đây gọi là công ty nông, lâm nghiệp).
1. Cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, nhà ở và công trình xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính các cấp và các cơ quan khác có liên quan; công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn.
2. Công ty nông, lâm nghiệp, người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT; XÁC ĐỊNH GIÁ THUÊ ĐẤT; GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Điều 3. Căn cứ xây dựng phương án sử dụng đất
1. Phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy hoạch sử dụng đất của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hiện trạng sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
1. Thu thập thông tin, tài liệu; khảo sát thực địa; đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
2. Lập phương án sử dụng đất.
3. Thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất.
1. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực tại địa phương và hiện trạng sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
2. Khảo sát thực địa để rà soát hiện trạng sử dụng đất, làm rõ về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất, thu thập bổ sung thông tin, chỉnh lý các tài liệu.
3. Nghiên cứu, phân tích nội dung quy hoạch sử dụng đất của địa phương có ảnh hưởng đến phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp; phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động; hiện trạng sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp làm cơ sở cho việc lập phương án sử dụng đất.
1. Xác định tổng diện tích và ranh giới đất công ty nông, lâm nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng.
2. Xác định diện tích và ranh giới đất công ty nông, lâm nghiệp đề nghị giữ lại, trong đó làm rõ:
a) Cơ cấu sử dụng đất theo nhóm đất đảm bảo mục tiêu phương án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt;
b) Vị trí, ranh giới, diện tích từng loại đất và thời hạn sử dụng đối với diện tích đất để Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.
3. Xác định vị trí, ranh giới, diện tích đất theo từng loại đất bàn giao cho địa phương.
4. Tổng hợp từng loại đất đã xác định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
5. Lập bản đồ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện có.
6. Hoàn thiện phương án sử dụng đất theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc kết quả chỉnh lý bản đồ địa chính.
7. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất.
1. Hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp được lập thành 10 bộ, nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất;
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp phương án sử dụng đất và Biểu kèm theo, lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này;
c) Bản đồ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có liên quan, tổ chức thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện để lấy ý kiến;
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp để thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp; gửi thông báo kết quả thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến công ty nông, lâm nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ.
1. Trong thời gian các công ty nông, lâm nghiệp lập phương án sử dụng đất, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan lập phương án sử dụng đối với quỹ đất công ty nông, lâm nghiệp dự kiến bàn giao cho địa phương.
2. Ngay sau khi phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thiện phương án sử dụng quỹ đất bàn giao cho địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1. Việc xác định giá đất để làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại các Điều 15, 16, 17 và 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; các Điều 29, 30, 31, 32, 34 và 35 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
2. Các trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hàng năm để xác định giá đất làm căn cứ xác định đơn giá thuê đất:
a) Sử dụng đất tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Sử dụng các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau.
Căn cứ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận cho công ty nông, lâm nghiệp theo quy định.
LẬP HỒ SƠ RANH GIỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ĐỐI VỚI ĐẤT CỦA CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Điều 11. Xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp
1. Ranh giới sử dụng đất (sau đây gọi là ranh giới) của công ty nông, lâm nghiệp được xác định theo kết quả sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
2. Trước khi xác định ranh giới, vị trí cắm mốc ranh giới trên thực địa phải thiết kế sơ bộ đường ranh giới, vị trí và số thứ tự mốc ranh giới trên bản đồ nền. Bản đồ nền phải thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật có ý nghĩa định hướng, được biên tập từ các nguồn tài liệu bản đồ hiện có, thể hiện nội dung dự thảo phương án sử dụng đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, gồm: bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất có trong khu vực.
3. Thành phần tham gia xác định ranh giới, vị trí cắm mốc ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp tại thực địa gồm:
a) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (chủ trì);
b) Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường;
c) Đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Đại diện công ty nông, lâm nghiệp;
đ) Đại diện đơn vị thi công;
e) Người sử dụng đất có liên quan.
4. Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
a) Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất giữa công ty nông, lâm nghiệp với người sử dụng đất liền kề được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này đối với tất cả chủ sử dụng đất liền kề, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
b) Đối với các công ty nông, lâm nghiệp có các khu vực liên quan đến ranh giới đã lập bản đồ địa chính trước đây mà ranh giới hiện tại không thay đổi, không có lấn chiếm, không có tranh chấp so với thời điểm lập bản đồ hoặc trường hợp giữa công ty nông, lâm nghiệp và người sử dụng đất liền kề có thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản về ranh giới thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, nhưng phải mô tả rõ trong Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất quy định tại Khoản 5 Điều này;
c) Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất giữa công ty nông, lâm nghiệp với người sử dụng đất liền kề được lập riêng với từng người hoặc với nhiều người sử dụng đất liền kề ngay trong quá trình xác định ranh giới tại thực địa;
d) Nội dung mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải chi tiết, rõ ràng, liên tục đảm bảo sự phù hợp giữa thực địa và bản đồ. Không mô tả yếu tố địa vật tồn tại tạm thời trên thực địa;
đ) Đối với những khu vực có tranh chấp mà không thỏa thuận được tại thực địa thì đơn vị thi công ghi nhận theo hiện trạng ranh giới đang sử dụng và ranh giới khu vực tranh chấp; lập biên bản đối với từng trường hợp cụ thể, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết theo thẩm quyền.
5. Lập Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất
a) Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất được lập cho toàn bộ ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này;
b) Sơ đồ đường ranh giới trong bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất được tổng hợp từ sơ đồ ranh giới thửa đất.
6. Cắm mốc ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp
a) Mốc ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp được cắm tại các vị trí đặc trưng gồm: vị trí thuộc khu vực đường ranh giới khó nhận biết trên thực địa do có quá ít các chi tiết địa hình, địa vật đặc trưng như vùng đồi núi bát úp hoặc đất bằng ven biển; vị trí đổi hướng của đường ranh giới; nơi tiếp giáp khu dân cư có nguy cơ bị lấn, chiếm, tranh chấp.
Không thực hiện việc cắm mốc ranh giới tại khu vực có tranh chấp chưa giải quyết xong.
b) Số lượng và mật độ mốc ranh giới được xác định phù hợp với mức độ phức tạp và quy mô diện tích khoanh đất tại thực địa nhưng khoảng cách trung bình giữa hai mốc liền kề trên đường ranh giới không nhỏ hơn 700 mét trên thực địa đối với đất lâm nghiệp, không nhỏ hơn 300 mét trên thực địa đối với đất nông nghiệp còn lại và đất phi nông nghiệp.
c) Mốc ranh giới được cắm trên đường ranh giới. Trường hợp không thể cắm được mốc ranh giới trên đường ranh giới thì cắm ở vị trí thuận lợi, ổn định, gần đường ranh giới nhất và phải mô tả rõ khoảng cách từ mốc đến đường ranh giới và phương vị của hướng xuất phát từ vị trí mốc vuông góc với đường ranh giới trong sơ đồ vị trí mốc ranh giới. Sơ đồ vị trí mốc ranh giới lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.
d) Mốc ranh giới được làm bằng bê tông mác 200 trở lên, có cốt thép, tâm mốc gắn đinh sắt không gỉ có mũ hoặc gắn sứ và khắc dấu chữ thập (+) trên đỉnh mũ sắt hoặc sứ.
Đánh số hiệu mốc, tên mốc và quy cách mốc ranh giới thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này.
đ) Mốc ranh giới được chôn cố định xuống đất đảm bảo tồn tại lâu dài, dễ nhận biết, dễ sử dụng và dễ quản lý. Mốc phải được chôn thẳng đứng, vững chắc, phần nổi trên mặt đất cao 30 xen ti mét, mặt ghi số quay ra phía ngoài đường ranh giới.
e) Sau khi chôn mốc ranh giới phải tiến hành lập sơ đồ vị trí mốc ranh giới. Mỗi vị trí cắm mốc phải được xác định mối quan hệ về khoảng cách, hướng, góc và mô tả tìm kiếm với tối thiểu 03 vật chuẩn tại thực địa để dễ tìm kiếm, sử dụng; trường hợp khó khăn không chọn được 03 vật chuẩn thì tối thiểu phải chọn 02 vật chuẩn. Vật chuẩn phải bảo đảm là các yếu tố địa vật dễ nhận biết và có khả năng tồn tại lâu dài ở thực địa như cột điện, các điểm (góc) đặc trưng của công trình xây dựng...
Khoảng cách từ mốc đến vật chuẩn phải đo với độ chính xác đến 01 mét; hướng, góc từ mốc đến vật chuẩn xác định chính xác đến 01 độ. Các yếu tố này phải đo ngay tại thực địa.
g) Ngoài vị trí các điểm đặc trưng trên đường ranh giới được chôn mốc, những yếu tố địa vật, địa hình khác trên đoạn ranh giới giữa hai mốc có tính chất tồn tại ổn định, lâu dài phải được mô tả chi tiết trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
Tại các vị trí trên đường ranh giới giữa hai mốc liền kề, không có các yếu tố địa vật ổn định hoặc không có yếu tố địa hình đặc trưng, rõ ràng thì phải đánh dấu đường ranh giới bằng dấu sơn, đóng cọc hoặc chôn đá để phục vụ đo đạc đường ranh giới.
1. Hồ sơ ranh giới được lập theo từng công ty nông, lâm nghiệp trong phạm vi một đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là đơn vị hành chính cấp tỉnh).
Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp có nhiều khu đất thì hồ sơ ranh giới sử dụng đất lập đến từng khu đất, tập hợp theo từng công ty nông, lâm nghiệp trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Hồ sơ ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp gồm:
a) Bản đồ ranh giới, gồm các mảnh bản đồ địa chính có chứa đường ranh giới sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp.
Trên các mảnh bản đồ địa chính có chứa đường ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp được bổ sung các yếu tố địa hình, địa vật có ý nghĩa định hướng (yếu tố trên bản đồ nền được lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư này); trong đó, đường ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp ngoài việc thể hiện như ranh giới thửa đất còn được tô viền màu hồng, rộng 3,0 mi li mét về phía ngoài đường ranh giới;
b) Bảng thống kê tọa độ các điểm mốc ranh giới, điểm đặc trưng, lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này;
c) Sơ đồ vị trí mốc ranh giới;
d) Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất;
đ) Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất;
e) Biên bản về các trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong;
g) Bảng kê diện tích đất của công ty nông, lâm nghiệp, lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư này;
h) Báo cáo kết quả lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp.
1. Việc đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất thực hiện theo quy định sau:
a) Việc đo đạc xác định ranh giới bao gồm: đo đạc xác định tọa độ mốc ranh giới, điểm đặc trưng và điểm chi tiết khác trên đường ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp;
b) Đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính đáp ứng theo yêu cầu quy định tại Thông tư này thì biên tập đường ranh giới từ bản đồ địa chính đã có; tọa độ mốc ranh giới được đo đạc xác định theo quy định tại Thông tư này;
c) Đối với khu vực đã có bản đồ địa chính mà có biến động về ranh giới sử dụng đất hoặc không đảm bảo độ chính xác theo quy định tại Thông tư này thì thực hiện đo đạc, chỉnh lý thửa đất khu vực biến động đó;
d) Việc xác định phương pháp đo và yêu cầu độ chính xác điểm mốc ranh giới được thực hiện theo yêu cầu như đối với điểm khống chế đo vẽ quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính (sau đây gọi là Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT);
đ) Việc xác định phương pháp đo và yêu cầu độ chính xác xác định vị trí điểm đặc trưng, điểm chi tiết khác không cắm mốc trên đường ranh giới thực hiện theo yêu cầu đối với điểm chi tiết quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
3. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với công ty nông, lâm nghiệp thực hiện theo quy định sau:
a) Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính thực hiện đến thửa đất có cùng mục đích sử dụng đất (loại đất) theo quy định tại Phụ lục số 08 kèm theo Thông tư này và loại đất theo phương án sử dụng đất.
Đối với khu vực đất lâm nghiệp, nếu có tài liệu thể hiện ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu thì phải chuyển vẽ ranh giới đó lên bản đồ địa chính.
b) Việc xác định tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính căn cứ vào mật độ thửa đất và loại đất theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT. Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính là 1/10000 đối với khu vực đất lâm nghiệp, 1/5000 đối với khu vực đất nông nghiệp còn lại và đất phi nông nghiệp. Trường hợp yêu cầu đo vẽ tỷ lệ lớn hơn phải được giải trình rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán.
c) Các nội dung quy định khác về đo đạc, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính của công ty nông, lâm nghiệp thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT nhưng không lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất và không lập Phiếu kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất đối với các thửa đất nội bộ bên trong công ty nông, lâm nghiệp khi đo đạc lập mới hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp
1. Khi thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý dự án, công trình trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và quản lý đất đai có liên quan.
2. Thiết kế kỹ thuật - dự toán được lập cho một số hoặc toàn bộ công ty nông, lâm nghiệp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.
3. Trước khi lập thiết kế kỹ thuật - dự toán phải tổ chức khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá các tư liệu, tài liệu có liên quan đến công ty nông, lâm nghiệp và lập Báo cáo khảo sát trên cơ sở kết quả khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá các tư liệu, tài liệu đó.
4. Trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán phải lấy ý kiến của Tổng cục Quản lý đất đai. Sau khi thiết kế kỹ thuật - dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải nộp về Tổng cục Quản lý đất đai kèm theo Quyết định phê duyệt để kiểm tra việc thực hiện và theo dõi, giám sát.
5. Bố cục và nội dung của thiết kế kỹ thuật - dự toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư này và quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 21 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
1. Sau khi hoàn thành việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện đối với các công ty nông, lâm nghiệp đang sử dụng đất trên địa bàn và lập Báo cáo kết quả thực hiện. Nội dung chính của Báo cáo bao gồm:
a) Đánh giá sơ bộ về hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp trước khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động;
b) Kết quả lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động;
c) Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động;
d) Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và hướng khắc phục các tồn tại, vướng mắc (nếu có);
đ) Các kiến nghị, đề xuất.
2. Báo cáo kết quả lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp phải gửi về Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cả bản giấy và bản số để tổng hợp chung.
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ ranh giới đối với công ty nông, lâm nghiệp được áp dụng định mức nội dung công việc tương đương về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính cấp xã quy định tại Định mức kinh tế - kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp ban hành kèm theo Thông tư số 49/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: Thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá tài liệu và chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị áp dụng định mức “Công tác chuẩn bị” với hệ số áp dụng là 1;
b) Xác định ranh giới, vị trí cắm mốc ranh giới, các điểm đặc trưng bao gồm: Xác định đường ranh giới trên thực địa; xác định vị trí cắm mốc ranh giới, điểm đặc trưng của đường ranh giới trên thực địa và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất áp dụng định mức “Xác định đường ĐGHC, vị trí cắm mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng; lập bản đồ ĐGHC gốc thực địa” với hệ số áp dụng: định mức lao động 2, định mức dụng cụ 1, định mức thiết bị 1, định mức vật liệu 1;
c) Cắm mốc ranh giới gồm: Đúc mốc; chôn mốc; vẽ sơ đồ vị trí mốc; tiếp điểm; đo tọa độ mốc, điểm đặc trưng áp dụng định mức “Cắm mốc ĐGHC” với hệ số áp dụng là 0,7;
d) Lập Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất gồm: Lựa chọn các nội dung, yếu tố địa hình, địa vật để mô tả; mô tả chung đường ranh giới trên cơ sở các Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; lập Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất áp dụng định mức “Lập bản mô tả đường ĐGHC các cấp” với hệ số áp dụng là 1;
đ) Lập bản đồ ranh giới và hoàn thiện hồ sơ ranh giới gồm: Xác định các mảnh bản đồ địa chính có đường ranh giới; hoàn chỉnh đường ranh giới trên mảnh bản đồ địa chính theo quy định; xác lập tính pháp lý, lập hồ sơ ranh giới theo quy định; nhân sao, đóng gói áp dụng định mức “Lập hồ sơ ĐGHC các cấp” với hệ số áp dụng là 0,8.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp được áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Riêng việc lập bản đồ địa chính đối với đất của công ty nông, lâm nghiệp không tính định mức nội dung công việc lập Kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất (Phiếu kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất).
3. Các công việc khác thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Trước khi giao nộp, sản phẩm phải được tổ chức nghiệm thu sản phẩm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được xác nhận đầy đủ mẫu biểu theo quy định và đóng gói thành từng hộp, cặp, túi hoặc đóng thành từng tập có ghi chú, mục lục để tra cứu.
2. Hồ sơ ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp được lập thành 05 bộ ở dạng giấy và dạng số, được giao nộp và lưu giữ tại:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 bộ;
b) Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường: 01 bộ;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường: 01 bộ;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã: 01 bộ;
e) Công ty nông, lâm nghiệp: 01 bộ.
3. Sản phẩm đo đạc, lập bản đồ địa chính giao nộp theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
4. Biên bản bàn giao vị trí ranh giới, mốc ranh giới và hồ sơ ranh giới của công ty nông, lâm nghiệp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị thi công với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã, công ty nông, lâm nghiệp được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 kèm theo Thông tư này.
Biên bản bàn giao hồ sơ ranh giới sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Tổng cục Quản lý đất đai được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này.
5. Việc xác nhận khối lượng hoàn thành và thực hiện quyết toán công trình lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp chỉ được thực hiện sau khi hồ sơ được giao nộp, có xác nhận của các cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều này và quy định tại Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 23 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.
1. Đối với các công ty nông, lâm nghiệp đã lập phương án sử dụng đất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có nội dung phù hợp với quy định tại Thông tư này thì không phải lập lại phương án sử dụng đất.
2. Đối với các công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện việc lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực có nội dung phù hợp với quy định tại Thông tư này thì không phải thực hiện lại các nội dung công việc đó.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này;
b) Bố trí kinh phí lập hồ sơ ranh giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp;
c) Lấy ý kiến của Tổng cục Quản lý đất đai trước khi phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp;
d) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp về Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.