CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 2:2021/BKHCN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI ĐI MÔ TÔ,
XE MÁY
National technical
regulation
on protective helmets for motorcycle and moped users
Hà Nội - 2021
Lời nói đầu
QCVN
2:2021/BKHCN thay thế QCVN
2:2008/BKHCN.
QCVN
2:2021/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máybiên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2021/TT-BKHCN
ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
MŨ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI
ĐI MÔ TÔ, XE MÁY
National technical regulation on
protective helmets for motorcycle and moped users
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn của quy định kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm dùng cho người đi:
- Xe mô tô;
- Xe gắn máy;
- Xe đạp máy;
- Xe máy điện;
- Xe đạp điện và các loại xe tương tự .
Gọi chung là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và dưới đây viết tắt là mũ và các quy định quản lý chất lượng mũ trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông, phân phối.
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với
các loại mũ chuyên dùng, các loại mũ dùng cho các môn thể thao đua xe hoặc các loại phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt khác.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, phân phối mũ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sản phẩm mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy có mã HS tương ứng là 6506.10.10.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong
Quy chuẩn
kỹ thuật này, các từ ngữ được sử dụng theo
quy định
tại Điều 2 của TCVN 5756:2017 Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy và các từ ngữ dưới đây:
1.3.1. Kiểu mũ: Mũ cùng loại, cùng cỡ, cùng một thiết kế,
được sản xuất bằng cùng vật liệu.
1.3.2. Khối lượng mũ: Khối lượng của mũ hoàn chỉnh, kể cả các bộ
phận được lắp trên mũ.
1.3.3. Lô sản phẩm: Mũ cùng kiểu và được sản xuất cùng một đợt
trên cùng một dây chuyền công nghệ.
1.3.4. Lô hàng hóa: Mũ cùng kiểu, có cùng nội dung ghi nhãn, cùng nhà sản xuất hoặc do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu với cùng bộ hồ sơ hoặc kinh doanh tại cùng một địa điểm.
1.3.5. Mẫu điển hình: Mẫu bao gồm một số lượng mũ cụ thể đại diện mang tính điển hình cho một kiểu mũ được lấy ngẫu nhiên tại cơ sở sản xuất,
dùng để xác định giá trị của các chỉ tiêu theo quy định kỹ thuật và làm căn cứ cho việc đánh giá, chứng nhận mũ.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Loại, kết cấu, cỡ, thông số và kích thước cơ bản
2.1.1.Loại, kết cấu của mũ phải thực hiện theo Điều 3 của TCVN 5756:2017.
2.1.2.Cỡ, thông số và kích thước cơ bản của mũ phải thực
hiện theo Điều 4 của TCVN 5756:2017.
2.1.3.Kích thước lưỡi trai (nếu có) tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai (trên mặt phẳng đối xứng của mũ) không
được lớn hơn:
- 70
mm đối
với lưỡi trai rời tháo lắp được;
- 50
mm đối với lưỡi trai liền khối với vỏ mũ.
2.2. Quy định kỹ thuật
2.2.1.Mũ phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với yêu
cầu tại 5.1 của TCVN 5756:2017.
2.2.2.Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của mũ và phương pháp
thử phải thực hiện theo
quy định trong Bảng 1 Quy chuẩn kỹ thuật này.
Bảng 1 - Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của mũ và phương
pháp thử
TT | Tên chỉ tiêu | Yêu cầu | Phương pháp thử |
1 | Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo: - Đối với mũ che nửa đầu, mũ che ba phần tư đầu có
cỡ dạng đầu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. - Đối với mũ che cả đầu và tai và mũ che cả đầu, tai
và hàm có cỡ dạng đầu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. | Theo 5.2 TCVN 5756:2017 Không quy định | Theo 6.3 TCVN 5756:2017 Không quy định |
2 | Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo
bao gồm cả đinh tán và bu lông đai ốc bằng kim loại để ghép nối các bộ phận
của mũ. | - Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ
phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc; - Đầu đinh tán không được nhô cao hơn so
với bề mặt của vỏ mũ 2 mm (bao gồm bề mặt phía ngoài và bề mặt phía trong của
vỏ mũ), không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán
có đầu nhọn; - Các bu lông, vít và đai ốc bằng kim
loại để ghép nối các bộ phận của mũ phải có đầu tán dạng cầu, phải sử dụng
đai ốc có đầu bít kín, không được sử dụng loại đai ốc xuyên tâm. Toàn bộ đầu
tán của bu lông và đai ốc phải nhẵn, không có các gờ cạnh nhọn, sắc. | Theo 6.2 TCVN 5756:2017 |
3 | Kích thước và phạm vi bảo vệ của vỏ mũ và lớp đệm
hấp thụ xung động | Theo 5.5 TCVN 5756:2017 | Theo 6.4 TCVN 5756:2017 |
4 | Độ bền va đập và hấp thụ xung động | Theo 5.6 TCVN 5756:2017 | Theo 6.5 TCVN 5756:2017 |
5 | Độ bền đâm xuyên | Theo 5.7 TCVN 5756:2017 | Theo 6.6 TCVN 5756:2017 |
6 | Quai đeo | Theo 5.8 TCVN 5756:2017 | Theo 6.7 TCVN 5756:2017 |
7 | Độ ổn định | Theo 5.9 TCVN 5756:2017 | Theo 6.8 TCVN 5756:2017 |
8 | Góc nhìn | Theo 5.10 TCVN 5756:2017 | Theo 6.9 TCVN 5756:2017 |
9 | Kính bảo vệ (nếu có) Đặc tính cơ học Hệ số truyền sáng | Theo 5.11 a) TCVN 5756:2017 Theo 5.11 b) TCVN 5756:2017 | Theo 6.10.1 TCVN 5756:2017 Theo 6.10.2 TCVN 5756:2017 |
2.2.3.Chuẩn bị mẫu thử phải thực hiện theo 6.1 của TCVN
5756:2017.
2.3. Ghi
nhãn và thể hiện dấu hợp quy CR
2.3.1.Trên mũ và trên bao bì của mũ phải ghi nhãn theo
quy định
pháp luật về nhãn hàng hóa. Nhãn phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc.
Nhãn gắn trên mũ phải rõ ràng và không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Nội dung bắt buộc của nhãn bao gồm:
a) Tên hàng hóa: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân
chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Cỡ mũ: Chu vi vòng đầu;
đ) Tháng, năm sản xuất;
e) Kiểu mũ;
g) Định lượng: Khối lượng mũ và dung sai khối lượng;
h) Hướng dẫn sử dụng (nội dung hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng mũ được ghi trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ hoặc trong bản hướng dẫn sử dụng kèm theo);
i) Thông tin cảnh báo (nếu có).
Đối với mũ nhập khẩu, nếu trên nhãn chưa thể hiện hoặc
thể hiện chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn
phụ thể hiện những nội dung bắt buộc tương ứng được dịch từ nhãn gốc
của mũ sang tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc còn thiếu theo quy định nêu trên, tên và địa chỉ của cơ sở nhập khẩu mũ.
Nhãn gốc của mũ phải được giữ nguyên.
2.3.2.Dấu hợp quy CR
phải
được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được in trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ
và phải rõ ràng, không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
Dấu hợp quy CR
và các
thông tin liên quan phải được thể hiện như sau:
a) Hình dạng và kích thước của dấu hợp quy CR theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN);
b) Dấu hợp quy CR phải được thể hiện kèm theo tối thiểu các thông tin: tên viết tắt (có thể kèm lôgô) của tổ chức chứng nhận,
số của giấy chứng nhận.
3. QUY
ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1.Mũ sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật liên quan tại Mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này và gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Việc công bố hợp quy mũ sản xuất trong nước phù hợp với các quy định liên quan tại Mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị
định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
ngày 09 tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm
2017 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN) và Thông
tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
3.2.Mũ nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng phù hợp với các quy định tại Mục 2 của quy chuẩn kỹ thuật này, được gắn dấu hợp quy (dấu CR) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Việc kiểm tra chất lượng và miễn kiểm tra chất lượng mũ nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN.
3.3.Thử nghiệm phục vụ việc chứng nhận hợp quy phải được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm được chỉ
định theo quy định tại Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018
hoặc được thừa nhận theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31
tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc ký kết
và thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự
phù hợp.
Phạm vi thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm phải đáp ứng
các yêu cầu quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
3.4.Các phương thức đánh giá sự phù hợp và nguyên tắc áp
dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và
Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, cụ thể như sau:
a) Mũ sản xuất trong nước:
- Theo phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển
hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại
nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất)
trong trường hợp quá trình sản xuất mũ của cơ sở ổn định;
Hoặc:
- Theo phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại
diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) trong trường hợp quá trình
sản xuất của cơ sở sản xuất là không liên tục hoặc chỉ sản xuất theo từng lô mũ
sản phẩm và việc kiểm soát quá trình sản xuất chỉ thực hiện đối với từng lô mũ
sản phẩm hoặc trong trường hợp quá trình sản xuất đang hoàn thiện, chưa hoàn
toàn ổn định trong giai đoạn sản xuất ban đầu.
b) Mũ nhập khẩu:
- Theo phương thức 7 (Thử nghiệm mẫu đại
diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa) đối với từng lô mũ nhập
khẩu trong trường hợp lô mũ nhập khẩu chưa được đánh giá chứng nhận phù hợp với
Quy chuẩn kỹ thuật này;
Hoặc:
- Theo
phương
thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị
trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) được thực hiện tại cơ sở sản
xuất nước ngoài khi có yêu cầu chứng nhận từ phía tổ chức, cá
nhân nhập khẩu.
3.5.Mũ lưu thông trên thị trường phải bảo đảm chất lượng
phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật này, phù hợp với tiêu chuẩn
do tổ chức, cá nhân sản xuất mũ công bố áp
dụng và chịu sự kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định của pháp luật.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1.Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ phải thực hiện công bố
tiêu chuẩn áp dụng có nội dung không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật này, bảo đảm chất lượng mũ phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này và tiêu chuẩn công bố
áp dụng.
4.2.Doanh nghiệp sản xuất mũ phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.3.Doanh nghiệp nhập khẩu mũ phải thực hiện việc chứng nhận hợp
quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với mũ nhập khẩu theo quy định tại Mục 3.2,
3.3 và 3.5 Quy chuẩn kỹ thuật này và có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ
chất lượng mũ, Giấy chứng nhận hợp quy
theo quy định
của pháp luật, công khai
danh sách
các địa chỉ bán mũ; cung cấp bản sao (sao y bản chính) Giấy chứng nhận hợp quy mũ cho các địa chỉ bán mũ.
4.4.Các tổ chức, cá nhân phân phối mũ (doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, hộ gia đình) phải chịu trách nhiệm bán mũ đáp ứng các quy định kỹ thuật và quy định quản lý trong
Quy chuẩn
kỹ thuật này; thông báo công khai về tên, địa chỉ bán mũ và lưu giữ tại nơi
bán mũ bản sao (sao y bản chính) Giấy chứng nhận hợp quy đối với mũ do
doanh nghiệp
sản xuất, nhập khẩu mũ cung cấp.
4.5.Tổ chức đánh giá sự phù hợp sản phẩm mũ chịu trách
nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định số
107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện
kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Trong trường hợp mũ nhập khẩu thuộc đối
tượng của thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ
chức chứng nhận trong nước và tổ chức chứng nhận nước ngoài thì tổ chức chứng
nhận trong nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa nhận kết quả
chứng nhận của tổ chức chứng nhận nước ngoài theo thỏa thuận.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1.Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách
nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
Căn cứ vào quy định quản lý, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung nội dung
Quy chuẩn
kỹ thuật này.
5.2.Trong trường hợp các quy định pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn, mã HS viện dẫn tại quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng./.