Thông tư 04/2016/TT-BKHCN Quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ
04-04-2016
01-06-2016
Bộ Khoa học và Công nghệ Số: 04/2016/TT-BKHCN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2016 |
Thông tư
QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN BỨC XẠ
TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ, KHAI THÁC QUẶNG PHÓNG XẠ
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03
tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị
định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề
nghị của Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và nội dung thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác quặng phóng xạ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quặng phóng xạ là khoáng sản có chứa chất phóng xạ có tổng hoạt độ hoặc hoạt độ riêng lớn hơn mức miễn trừ khai báo cấp giấy phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép, bao gồm quặng Urani, quặng Thori, sa khoáng titan, đất hiếm.
2. Mức liều hiệu dụng tiềm năng là mức liều hiệu dụng lớn nhất mà một nhân viên tham gia công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ có thể nhận được trong quá trình làm việc hoặc mức liều hiệu dụng lớn nhất mà công chúng có thể nhận được do hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ của tổ chức, cá nhân (không bao gồm đóng góp từ phông phóng xạ tự nhiên).
3. Chất thải phóng xạ trong thăm dò, khai thác quặng phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ có tổng hoạt độ hoặc hoạt độ riêng lớn hơn mức miễn trừ khai báo cấp giấy phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép.
4. R1 là chất thải rắn được sinh ra từ quá trình làm giàu bằng các phương pháp vật lý, trong đó các nhân phóng xạ tự nhiên được cộng kết, đi theo với sản phẩm.
5. R2 là chất thải rắn được sinh ra từ quá trình làm giàu bằng phương pháp vật lý nhưng các nhân phóng xạ tự nhiên được tách ra khỏi sản phẩm mong muốn và chất thải sinh ra từ quá trình xử lý khí thải (nếu có).
6. R3 là chất thải rắn được sinh ra từ các quá trình xử lý, chế biến quặng bằng phương pháp hóa học.
7. R* là phần quặng đuôi chứa một lượng lớn nhân phóng xạ tự nhiên (Urani, Thori, Monazit).
8. L1 là nước thải sinh ra từ các quá trình làm giàu bằng phương pháp vật lý.
9. L2 là nước thải sinh ra từ quá trình vệ sinh lao động (tắm rửa, giặt giũ quần áo bảo hộ lao động của nhân viên làm việc trong khu vực thăm dò, khai thác quặng phóng xạ, làm vệ sinh công nghiệp kho chứa, rửa xe chở quặng).
10. L3 là nước thải sinh ra từ quá trình xử lý quặng bằng phương pháp hóa học và quá trình xử lý khí thải (nếu có).
11. L* là nước thải rò rỉ từ bãi chôn lấp đuôi quặng và chất thải phóng xạ dạng rắn.
Căn cứ vào mức liều hiệu dụng tiềm năng một nhân viên làm việc tại cơ sở thăm dò, khai thác quặng phóng xạ nhận được trong một năm, các cơ sở này được phân thành 3 loại như sau:
1. Loại A: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng lớn hơn 6 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
2. Loại B: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 6 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
3. Loại C: Cơ sở có khả năng gây nên mức liều hiệu dụng tiềm năng nhỏ hơn hoặc bằng 1 mSv/năm đối với một nhân viên tiến hành công việc thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG
THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN BỨC XẠ
Điều 5. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ bao gồm các tài liệu sau:
1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Một (01) bản Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ đối với từng loại cơ sở (việc phân loại cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này) theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản điện tử phải sử dụng định dạng Portable Document (.pdf) và phải sử dụng phông chữ tiếng Việt Unicode (Time New Roman) theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6909:2001), bản điện tử phải thể hiện đúng với bản giấy, được ghi trên đĩa quang và không được đặt mật khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ phải lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Hồ sơ (01 bộ) nộp trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện. Thời điểm nhận hồ sơ được tính từ ngày Cục An toàn bức xạ và hạt nhân nhận được trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện nơi đến.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thời điểm nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ được tính là thời điểm Cục An toàn bức xạ và hạt nhân nhận được hồ sơ.
4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm thẩm định Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ theo các nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này và trả kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản. Kết quả thẩm định phải ghi rõ Bản báo cáo phân tích an toàn đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn hay không đáp ứng các điều kiện an toàn. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện an toàn phải nêu rõ lý do.
1. Đối với cơ sở thăm dò, khai thác chế biến quặng phóng xạ loại A và loại B, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ cho các nội dung sau đây:
a) Thông tin tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò/khai thác quặng phóng xạ;
b) Công việc bức xạ dự kiến tiến hành;
c) Đánh giá an toàn bức xạ khi đưa cơ sở vào hoạt động;
d) Chương trình quản lý an toàn bức xạ;
đ) Chương trình quản lý chất thải phóng xạ;
e) Kế hoạch tháo dỡ cơ sở và phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động.
2. Đối với cơ sở thăm dò, khai thác chế biến quặng phóng xạ loại C, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá an toàn bức xạ cho các nội dung sau đây:
a) Thông tin tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò/khai thác quặng phóng xạ;
b) Công việc bức xạ dự kiến tiến hành;
c) Đánh giá phân loại cơ sở.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01tháng 6 năm 2016.
1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này đối với cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.