Thông tư 01/2019/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi
01/2019/TT-BTC
Thông tư
Còn hiệu lực
02-01-2019
16-02-2019
Bộ Tài chính Số: 01/2019/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2019 |
Thông tư
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 50/2017/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính như sau:
1. Gạch đầu dòng thứ hai, tiết a, điểm 3.1 khoản 3 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“- Cơ sở trích lập:
+ 100% Bảng tỷ lệ tử vong CSO1980 và các cơ sở kỹ thuật khác phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết với khách hàng tại sản phẩm bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ tử vong và các tỷ lệ rủi ro áp dụng trong trích lập dự phòng không được thấp hơn tỷ lệ tử vong và tỷ lệ rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tính phí sản phẩm bảo hiểm.
+ Lãi suất kỹ thuật tối đa không vượt quá 80% lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng. Lãi suất kỹ thuật được sử dụng để trích lập dự phòng không được vượt quá tỷ suất đầu tư bình quân của 04 (bốn) quý liền kề trước đó của doanh nghiệp bảo hiểm và lãi suất tính phí của từng sản phẩm bảo hiểm.
Dự phòng toán học được coi là bằng không (0) trong trường hợp kết quả tính dự phòng toán học là số âm.
Ví dụ: Trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng, trái phiếu Chính phủ (TPCP) trúng thầu kỳ hạn từ 10 năm trở lên bao gồm các kỳ hạn 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm, lãi suất kỹ thuật (LSKT) tối đa được tính như sau:
LSKT tối đa | = | ; | Tỷ suất đầu tư bình quân của 04 quý liền kề trước | ; | Lãi suất tính phí của từng sản phẩm | ) |
Trong đó:
n: kỳ hạn của trái phiếu chính phủ (n = 10, 15, 20, 30);
LS(TB)n: lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn n năm được phát hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng và được xác định như sau:
LS(i): lãi suất trái phiếu chính phủ trúng thầu tại lần đấu thầu thứ (i);
k: số lần trúng thầu của trái phiếu Chính phủ tương ứng với kỳ hạn n năm;
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm được phát hành từ thời điểm 16/02/2019: doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng lãi suất kỹ thuật tối đa theo quy định tại Thông tư này.
+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm được phát hành trước thời điểm 16/02/2019, lãi suất kỹ thuật tối đa được tính theo phương pháp sau:
• Trong năm 2019: Lãi suất kỹ thuật tối đa = 40% A + 60% B
• Trong năm 2020: Lãi suất kỹ thuật tối đa = 60% A + 40% B
• Trong năm 2021: Lãi suất kỹ thuật tối đa = 80% A + 20% B
• Trong năm 2022: Lãi suất kỹ thuật tối đa =100% A
Trong đó: A là 80% lãi suất bình quân của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong 24 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.
B là 70% lãi suất bình quân trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên được phát hành trong 6 tháng gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.
Lãi suất kỹ thuật được sử dụng để trích lập dự phòng không được vượt quá tỷ suất đầu tư bình quân của 04 (bốn) quý liền kề trước đó của doanh nghiệp bảo hiểm và lãi suất tính phí của từng sản phẩm bảo hiểm”.
2. Bổ sung tiết l vào sau tiết k vào điểm 2.3 khoản 2 Điều 20 như sau:
“1. Phần tài sản có được từ khoản lợi nhuận tài chính phát sinh (nếu có) trong giao dịch bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ được thực hiện từ thời điểm 16/02/2019”.
3. Khoản 1 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trường hợp quỹ chủ hợp đồng bị thâm hụt (giá trị tài sản thấp hơn mức trách nhiệm), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có trách nhiệm bổ sung bằng tiền mặt hoặc tiền gửi tại các tổ chức tín dụng từ quỹ chủ sở hữu cho quỹ chủ hợp đồng đó phần thâm hụt. Khi quỹ chủ hợp đồng đó có thặng dư (là phần chênh lệch dương giữa tài sản và trách nhiệm của quỹ), doanh nghiệp được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã bổ sung trước đây nhưng không được tính các khoản lãi đối với quỹ chủ hợp đồng, với điều kiện việc hoàn lại không làm thâm hụt quỹ chủ hợp đồng đó”.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 02 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.