QCVN 98:2017/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ HỆ THỐNG PHÒNG HỌC CHUYÊN MÔN,
PHÒNG THI, KIỂM TRA; XƯỞNG THỰC HÀNH; KHU VỰC DẠY THỰC HÀNH LÁI VÀ VẬN HÀNH MÁY
CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 98:2017/BGTVT
do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên
soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo
Thông tư số 01/2017/TT-BGTVT
ngày 20 tháng
01
năm 2017.
MỤC LỤC
NỘIDUNG | TRANG |
Chương I. Quy
định chung | |
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh | |
Điều 2. Đối tượng
áp dụng | |
Điều 3. Cơ sở
đào tạo | |
Chương II. Các quy định về kỹ
thuật | |
Điều 4. Yêu cầu
đối với phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra | |
Điều 5. Xưởng
thực hành | |
Điều 6. Khu vực
dạy thực hành lái và vận hành máy, phương tiện thi | |
Điều 7. Phương
pháp đánh giá | |
Chương III. Các quy định về quản
lý | |
Điều 8. Tổ chức
thực hiện | |
Phụ lục A. Quy định thiết bị tối thiểu kèm theo phòng học pháp luật về
giao thông đường thủy nội địa | |
Phụ lục B. Quy định thiết bị tối thiểu kèm theo phòng học điều khiển
phương tiện thủy nội địa | |
Phụ lục C. Quy định thiết bị tối thiểu kèm theo phòng học máy - điện
phương tiện thủy nội địa | |
Phụ lục D. Quy định thiết bị tối thiểu kèm theo phòng học thủy nghiệp
cơ bản | |
Phụ lục Đ. Quy
định thiết bị tối thiểu xưởng thực hành nguội - cơ khí | |
Phụ lục E. Quy
định thiết bị tối thiểu xưởng thực hành máy - điện | |
Phụ lục G. Quy
định
thiết bị tối thiểu dạy thực hành lái và vận hành máy | |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA
VỀ HỆ THỐNG PHÒNG HỌC CHUYÊN MÔN, PHÒNG THI, KIỂM TRA; XƯỞNG
THỰC HÀNH; KHU VỰC DẠY THỰC HÀNH LÁI VÀ VẬN HÀNH MÁY CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUYỀN
VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu
kỹ thuật chung và yêu cầu đối với trang thiết bị của hệ thống phòng học chuyên
môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận
hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa
(sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
thủy nội địa.
2. Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia này không áp dụng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa của lực lượng quân đội, công an
làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 3. Cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa bao gồm cơ sở đào tạo loại 1,
2, 3 và loại 4 quy định tại Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều
kiện kinh, doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Chương II
CÁC
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Điều 4. Phòng học
chuyên môn, phòng thi, kiểm tra
1. Hệ thống
phòng học chuyên môn, bao gồm: phòng học pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa, phòng học lý thuyết máy - điện và
phòng học thủy nghiệp cơ bản. Diện tích của từng phòng tối thiểu là 48 m2
và đảm bảo diện tích ít nhất 1,5 m2/chỗ học.
2. Trang thiết bị
tối thiểu của từng loại phòng học phải đảm bảo chủng loại, số lượng, quy cách
quy định
tại các Phụ lục A, B, C
và Phụ lục D của Quy chuẩn này.
3. Phòng thi, kiểm tra
phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát nối với màn hình theo dõi công khai tại phòng chờ thi của học
viên, được nối mạng với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải
nơi có cơ sở đào tạo để phục vụ công tác quản lý; có hệ thống máy tính số lượng
tối thiểu 10 chiếc, được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cài đặt phần mềm quản
lý đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá và được kết nối với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và
Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo.
Điều 5. Xưởng thực hành
1. Các xưởng thực
hành, bao gồm: xưởng thực hành nguội - cơ khí, xưởng thực hành máy - điện. Mỗi
xưởng có diện tích tối thiểu là 60 m2.
2. Trang thiết bị
tối thiểu của từng xưởng thực hành phải đảm bảo chủng loại, số lượng, quy
cách quy định tại Phụ lục Đ và Phụ lục E của Quy chuẩn
này.
Điều 6. Khu vực dạy thực
hành lái và vận hành máy, phương tiện thi
1. Khu vực dạy
thực hành lái và vận hành, máy phải đảm bảo có vùng nước để dạy thực hành lái,
vận hành máy phương tiện thủy nội địa; có
cầu tàu để dạy nghề thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên.
2. Trang thiết bị
tối thiểu của khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải đảm bảo chủng loại,
số lượng, quy cách quy định tại Phụ lục G của Quy chuẩn này.
3. Phương tiện
thi
phải được lắp đặt thiết bị giám sát, được nối mạng với Cục Đường thủy nội địa
Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo để phục vụ công tác quản
lý.
Điều 7. Đánh giá cơ sở
đào tạo
1. Cơ sở đào tạo
phải được đánh giá phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này khi thực hiện thủ
tục
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo đủ điều kiện kinh doanh dịch, vụ đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo quy định của Chính phủ và nằm
trong danh sách các cơ sở phù hợp với quy chuẩn được Bộ Giao thông vận tải công bố trên cổng thông tin điện tử.
2. Việc đánh giá
đối với trang
thiết bị được thực hiện như sau:
a) Đối với trang thiết bị có cùng số
lượng và quy cách sẽ được đánh giá theo 1 loại cơ sở đào tạo bất kỳ của Phụ lục.
b) Đối với trang
thiết bị có cùng số lượng nhưng không cùng quy cách, khi đánh giá phân loại cơ
sở đào tạo, đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đến hạng cao hơn phải có các thiết
bị của các hạng thấp hơn.
Chương III
CÁC
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cục trưởng Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm
tổ chức thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở
Giao thông vận tải có trách
nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này trong phạm vi địa
phương.
3. Người đứng đầu
cơ sở đào tạo chịu trách
nhiệm thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đào tạo đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái
phương tiện thủy nội địa,
các cơ
sở đào tạo phải gửi thông tin về Vụ Khoa học-Công nghệ, Bộ Giao thông vận
tải để lập danh sách công bố cơ sở đào tạo phù hợp với quy chuẩn trên cổng
thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải.
4. Vụ Khoa học-Công
nghệ lập danh sách công bố cơ sở đào tạo phù hợp với quy chuẩn trên cổng thông
tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải. Định kỳ kiểm tra sự phù hợp của các cơ sở đào tạo để chấn chỉnh
hoặc yêu cầu rút Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
đào
tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa kịp thời.