Thông báo 91/TB-VPCP năm 2024 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định hướng dẫn về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do Văn phòng Chính phủ ban hành
91/TB-VPCP
Thông báo
Còn hiệu lực
12-03-2024
12-03-2024
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2024 |
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRẦN HỒNG HÀ TẠI CUỘC HỌP VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”, “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Ngày 05 tháng 3 năm 2024 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng kết luận như sau:
Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định, trong đó tập trung làm rõ các nội dung:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Bám sát Khoản 1 Điều 67 Luật Thi đua, Khen thưởng và khái niệm di sản vật thể, phi vật thể của Luật di sản văn hóa để xác định phạm vi điều chỉnh, trong đó phải rõ nội hàm được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bổ sung định nghĩa về nghệ nhân, ngành nghề lưu truyền, làng nghề truyền thống; giải thích từ ngữ để phân biệt với nghề thủ công truyền thống thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, tránh chồng chéo, trùng lặp, bảo đảm đúng đối tượng xét tặng và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho việc xét tặng danh hiệu.
2. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”: Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí khách quan, minh bạch, mang tính đặc trưng, định lượng, tránh “xin-cho”, nhất là tiêu chí dựa trên đánh giá, công nhận, tôn vinh của cộng đồng dân cư, các làng nghề, nơi sản xuất, bảo đảm đánh giá được các cá nhân xuất sắc, nổi bật; nắm giữ kỹ năng, bí quyết nghề và truyền dạy được cho nhiều cá nhân; làm ra các sản phẩm có giá trị về vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo; có sản phẩm tham gia và đạt giải tại các làng nghề, các cuộc thi liên quan đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Nghiên cứu các kinh nghiệm của UNESCO trong quá trình hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn.
3. Xác định rõ lĩnh vực nghề do Bộ Công Thương, lĩnh vực nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ khác quản lý, bảo đảm không bỏ sót các đối tượng, nghệ nhân thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề khác.
4. Đối với các nghề thủ công mỹ nghệ có tính chất đặc thù, có nguy cơ mai một: Quy định tiêu chuẩn đối với các nghề này có sự khác biệt đối với các nghề thủ công khác để tôn vinh các cá nhân vẫn nỗ lực thực hành, truyền nghề, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
5. Bổ sung quy định về truy tặng đối với các nghệ nhân có đóng góp to lớn cho sự phát triển nghề thủ công mỹ nghệ nhưng đã qua đời và chưa được Nhà nước phong tặng danh hiệu.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ và cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM |