Quyết định 977/QĐ-BTP năm 2021 về thành lập Tổ công tác tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
10-06-2021
10-06-2021
Bộ Tư pháp Số: 977/QĐ-BTP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021 |
Quyết định
THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC THAM MƯU GIÚP BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 59/QĐ-BTP-m ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ công tác tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi là Tổ công tác).
1. Thành phần Tổ công tác:
a) Tổ trưởng: Thứ trưởng Phan Chí Hiếu;
b) Phó Tổ trưởng: Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật;
c) Thành viên gồm đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Danh sách thành viên Tổ công tác kèm theo Quyết định này.
2. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật là đơn vị thường trực của Tổ công tác.
1. Chức năng:
Tổ công tác có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng nghiên cứu, xây dựng nội dung Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 59/QĐ-BTP-m ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX.
2. Nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc nghiên cứu đề xuất nội dung Chiến lược pháp luật của các bộ, ngành;
b) Nghiên cứu, đề xuất nội dung Chiến lược pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp;
c) Tổng hợp đề xuất nội dung Chiến lược pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, nghiên cứu, cho ý kiến đối với các đề xuất này;
d) Xây dựng dự thảo nội dung Chiến lược pháp luật Việt Nam của Chính phủ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Bộ trưởng.
3. Quyền hạn:
a) Đề xuất, kiến nghị với Bộ trưởng nội dung, hoạt động, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp cung cấp thông tin, phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
1. Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật giúp Tổ trưởng Tổ công tác điều phối, triển khai hoạt động của Tổ công tác.
3. Tổ trưởng và Phó Tổ trưởng Tổ công tác theo ủy quyền của Tổ trưởng ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
4. Trường hợp có sự thay đổi đại diện thành viên Tổ công tác, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gửi văn bản đề nghị đến Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật để tổng hợp, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác, trình Bộ trưởng phê duyệt.
5. Tổ công tác được mời các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia trong và ngoài nước để tham vấn khi cần thiết.
1. Tổ trưởng Tổ công tác:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về hoạt động của Tổ công tác;
b) Chỉ đạo, điều hành và tổ chức hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác; phân công nhiệm vụ cho Phó Tổ trưởng và các thành viên Tổ công tác; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công tác; chỉ đạo chuẩn bị nội dung, các vấn đề đưa ra thảo luận ở Tổ công tác, ký các văn bản của Tổ công tác;
d) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Tổ công tác;
đ) Báo cáo Bộ trưởng về thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác.
2. Phó Tổ trưởng Tổ công tác:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do Tổ trưởng Tổ công tác phân công;
b) Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Tổ công tác theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc khi được Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền; trình Bộ trưởng xem xét bổ sung hoặc thay đổi thành viên Tổ công tác trên cơ sở ý kiến của Tổ trưởng Tổ công tác;
c) Ký thay Tổ trưởng Tổ công tác các văn bản do Tổ trưởng Tổ công tác ủy quyền.
3. Thành viên Tổ công tác:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổ công tác; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Tổ công tác khi có thông báo mời họp;
b) Nghiên cứu, đóng góp ý kiến chuyên môn, các vấn đề đưa ra thảo luận trong phiên họp Tổ công tác. Trong trường hợp vắng mặt, có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản hoặc ủy quyền cho người đi họp thay phát biểu ý kiến chính thức của thành viên Tổ công tác;
c) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
d) Đề xuất các hoạt động của Tổ công tác.
Điều 6. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Tổ công tác từ nguồn ngân sách nhà nước, đảm bảo các hoạt động có hiệu quả.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các thành viên có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.