KẾ HOẠCH
“THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030, GIAI ĐOẠN I TỪ NĂM
2021-2025”
(Kèm
theo Quyết định số 840/QĐ-UBDT ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc)
Căn cứ
Quyết định 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 năm 2021 về việc Phê duyệt Chương trình
Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, Ủy ban Dân tộc xây dựng Kế hoạch
thực hiện Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến
năm 2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
Tăng hiệu
quả của các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và phát huy các phong tục
tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi.
Góp phần
tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế
của phụ nữ ở vùng DTTS, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.
2. Mục
tiêu cụ thể
- Tăng
cường công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục, vận động đồng bào dân tộc ít
người thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới có hiệu quả bằng các nội
dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với vùng đồng bào DTTS&MN. Phấn
đấu đến năm 2025:
+ 100% cơ
quan công tác dân tộc cấp tỉnh và Trung ương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt
động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên
cơ sở giới hàng năm.
+ 80-100%
hộ gia đình là người dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận thông tin về
chính sách pháp luật về bình đẳng giới.
+ 100% già
làng, trưởng bản, người có uy tín ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi
dưỡng kỹ năng về tuyên truyền chính sách pháp luật về bình đẳng giới.
+ Nhận thức
về bình đẳng giới của nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 5 -10% so với năm
2021.
- Xây dựng
đội ngũ cán bộ truyền thông giỏi tiếng dân tộc theo địa bàn để phát huy hiệu quả truyền thông về bình đẳng giới:
+ 100% cán
bộ làm công tác dân tộc, làm công tác liên quan đến bình đẳng giới được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động bình
đẳng giới.
+ Đạt 95%
các địa phương xây dựng quy ước, hương ước của cộng đồng dân tộc thiểu số và
miền núi đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.
- Phát huy
các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục
tiêu bình đẳng giới.
II. NHIỆM VỤ
1. Tăng cường chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về bình
đẳng giới; cơ quan công tác dân tộc địa phương tích cực tham mưu với cấp ủy
Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành đoàn thể trong công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và vận động đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới vùng đồng bào
DTTS&MN.
2. Đẩy mạnh truyền thông về
bình đẳng giới cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với nhiều
nội dung, hình thức, cách làm sáng tạo, phong phú phù hợp với trình độ, lứa
tuổi, tập quán từng vùng miền, đối tượng.
3. Phát huy vai trò của đội
ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, giáo
dục, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện chính sách, pháp
luật về bình đẳng giới và phát huy các phong
tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần thực hiện các mục tiêu
về bình đẳng giới.
4. Tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đặc biệt có dự án liên quan đến phụ
nữ, trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người và bình đẳng giới.
5. Bồi dưỡng kiến thức,
nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân tộc và bình đẳng giới ở cấp cơ
sở; đào tạo theo lộ trình đội ngũ cán bộ truyền thông giỏi tiếng dân tộc theo
địa bàn để phát huy hiệu quả truyền thông về bình đẳng giới.
III. GIẢI PHÁP
1. Tổ chức tuyên truyền,
tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới vùng có đông đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi sinh sống:
- Tổ chức
tập huấn và phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho cán
bộ làm công tác dân tộc, cán bộ xã, thôn, bản, già làng, trưởng bản, người có
uy tín.
- Tổ chức
tuyên truyền trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc và
trên kênh sóng phát thanh, truyền hình thiết yếu của trung ương, địa phương các
nội dung về bình đẳng giới cung cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tổ chức
mít tinh, tọa đàm, giao lưu, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác các tác phẩm
tuyên truyền có nội dung bình đẳng giới hướng tới đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.
- Tổ chức
thi tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng ngừa bạo
lực gia đình gắn với phát huy giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc
cho đồng bào DTTS và miền núi.
2. Sản xuất phim tài liệu,
audio spot (file âm thanh) về nội dung bình đẳng
giới bằng tiếng Việt và tiếng DTTS để
phát trên truyền hình, phát thanh, hệ thống loa truyền thanh, cổng thông tin
điện tử và các hình thức phù hợp khác.
3. Biên soạn, xây dựng tài
liệu, lựa chọn nội dung phù hợp xuất bản sổ
tay và cung
cấp tài liệu, ấn phẩm truyền thông (tờ rơi, pano, áp phích...) về bình đẳng giới có chất lượng hướng tới đối tượng là đồng bào
DTTS và miền núi.
4. Xây dựng và nhân rộng
các mô hình về bình đẳng giới ở xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi sinh sống.
5. Mở các lớp đào tạo xây
dựng đội ngũ cán bộ truyền thông giỏi tiếng dân tộc theo địa bàn về bình đẳng
giới hướng tới đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, thực hiện
các nhiệm vụ liên quan đến bình đẳng giới, công chức cấp xã trong các tổ chức
như mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thành niên, ... đội ngũ người
có uy tín, già làng, trưởng bản.
6. Huy động các nguồn lực
từ cộng đồng, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tham gia thực hiện các
hoạt động về bình đẳng giới tại vùng DTTS.
7. Tổ chức kiểm tra, khảo
sát, đánh giá thực trạng bình đẳng giới và công tác triển khai thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến bình đẳng giới.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan do yêu cầu của thực tiễn
phát sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách dân tộc của Nhà nước về công tác dân tộc.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí dự kiến thực
hiện trong 5 năm là: 22 tỷ đồng
(Phụ lục
chi tiết kèm theo)
2. Kinh phí thực hiện
Chương trình do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi ngân
sách nhà nước hàng năm của Ủy ban Dân tộc. Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ
nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc
a) Vụ Dân
tộc thiểu số:
- Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; là đầu
mối phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tham mưu, chỉ đạo triển khai
Kế hoạch, đôn đốc, tiếp nhận thông tin, đánh giá kết quả và tổng hợp tham mưu,
báo cáo Lãnh đạo Ủy ban và các bộ, ngành cơ quan có liên quan theo quy định;
- Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông, phổ biến, giáo dục, vận
động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào
DTTS&MN; có lộ trình đào tạo cán bộ truyền thông giỏi tiếng dân tộc theo
địa bàn phụ trách để phát huy hiệu quả truyền thông về bình đẳng giới; tuyên
truyền, vận động đồng bào DTTS&MN người phát huy các phong tục, tập quán và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.
b) Vụ Kế
hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn việc
lập kế hoạch, dự toán hàng năm thực hiện các hoạt động triển khai Kế hoạch;
c) Báo Dân
tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc và các đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc:
Chủ động phối hợp và tổ chức thực hiện tuyên truyền, giới thiệu các nội dung,
tình hình triển khai, kết quả đạt được của Dự án.
2. Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố
- Tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban,
ngành của địa phương phối hợp triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Xây dựng
kế hoạch, kinh phí triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể
của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí kinh phí thực hiện.
- Tổ chức
lồng ghép nhiệm vụ bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS&MN vào Chương trình
mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của địa phương; trợ giúp pháp lý cho
đồng bào DTTS khi cần thiết.
- Hằng năm,
báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương với Ủy ban Dân tộc, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Định kỳ (6 tháng và hằng năm),
sơ kết giữa kỳ (năm 2023) và tổng kết có báo cáo gửi về Ủy ban Dân tộc để tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.