KẾ HOẠCH
THEO DÕI
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 76/QĐ-TTg Ngày 14 tháng 01 năm 2022 Thủ tướng Chính
phủ)
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích:
a) Thực
hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ và các cơ quan liên quan
được Quốc hội giao tại Điều 3 Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2022 được thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2021 tại kỳ họp
thứ 2, Quốc hội khóa XV;
b) Tổ chức
triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi
hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7
năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số
59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP);
c) Xem xét,
đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm,
liên ngành trên phạm vi cả nước để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc,
bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
2. Yêu cầu:
a) Thực
hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi
hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số
32/2020/NĐ-CP;
b) Bảo đảm
sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá
trình tổ chức theo dõi thi hành pháp luật;
c) Xác định
cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các bộ,
ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
d) Bảo đảm
sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có
liên quan, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ
chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
II. NỘI
DUNG
1. Lĩnh
vực, phạm vi, đối tượng theo dõi:
a) Theo dõi
tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử
dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch
COVID-19:
- Phạm vi
theo dõi: Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử
dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh dịch COVID-19 theo các
nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Đối tượng
theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.
b) Theo dõi
tình hình thi hành pháp luật trong tự chủ đại học thuộc lĩnh vực giáo dục và
đào tạo:
- Phạm vi
theo dõi: Tình hình thi hành pháp luật trong tự chủ đại học (tự chủ tài chính
và tự chủ bộ máy, nhân sự).
- Đối tượng
theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.
c) Theo dõi
tình hình thi hành pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước thuộc
lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Phạm vi
theo dõi: Tình hình thi hành pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn
nước
- Đối tượng
theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.
2. Các hoạt
động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Ban hành
kế hoạch theo dõi
- Nội dung
hoạt động: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các bộ, ngành, địa phương
ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm,
liên ngành.
- Sản phẩm
đầu ra: Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm,
liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, địa
phương.
- Cơ quan
thực hiện: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian
thực hiện: Tháng 01 năm 2022.
- Kinh phí
thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa
phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Xây dựng
danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện
- Nội dung
hoạt động:
+ Nghiên
cứu, rà soát, tổng hợp để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về: (i)
chính sách, pháp luật về hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao
động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19,
(ii) tự chủ đại học (tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy, nhân sự); (iii) lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
+ Ban hành
công văn hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực hiện công tác theo
dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi theo dõi trọng
tâm, liên ngành.
- Sản phẩm
đầu ra: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm,
liên ngành cần theo dõi.
- Cơ quan
thực hiện: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan; Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian
thực hiện: Quý I năm 2022.
- Kinh phí
thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp và các
bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
c) Tổ chức
thu thập, xử lý thông tin:
- Nội dung
hoạt động:
+ Tiếp
nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại
chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt
động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử;
+ Xử lý
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định
tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 của Nghị định số
32/2020/NĐ-CP.
- Sản phẩm
đầu ra: Văn bản xử lý hoặc văn bản kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi
hành pháp luật.
- Cơ quan
thực hiện: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
- Thời gian
thực hiện: Cả năm 2022.
- Kinh phí
thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các bộ, ngành,
địa phương trực tiếp xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
d) Kiểm
tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật:
- Nội dung
hoạt động: Thành lập Đoàn công tác liên ngành và tổ chức kiểm tra, điều tra,
khảo sát liên ngành theo Kế hoạch này và kiểm tra, điều tra, khảo sát đột xuất
tình hình thi hành pháp luật về: (i) thực hiện chính sách hỗ trợ người dân,
người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh
dịch COVID-19, (ii) tự chủ đại học (tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy, nhân sự);
(iii) lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Phạm vi
kiểm tra, điều tra, khảo sát: Thực hiện kiểm tra, điều tra, khảo sát tại một số
bộ, ngành và Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Sản phẩm
đầu ra: Thông báo Kết luận kiểm tra; báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
- Thành lập
Đoàn công tác liên ngành: Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Đoàn công tác
liên ngành do lãnh đạo Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, thành viên là đại diện Văn
phòng Chính phủ và một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Địa điểm
kiểm tra, điều tra, khảo sát liên ngành: Dự kiến kiểm tra, điều tra, khảo sát
tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Thái Bình, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa. Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang, An
Giang và một số bộ, ngành, địa phương khác.
Việc kiểm
tra, điều tra, khảo sát đột xuất sẽ được tiến hành theo thẩm quyền, trình tự
thủ tục quy định căn cứ vào vụ việc cụ thể.
- Thời gian
kiểm tra: Quý II, III, IV năm 2022.
- Kinh phí
thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
đ) Tổ chức
Hội nghị xử lý kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp
luật:
- Số lượng:
02 Hội nghị tại 02 miền.
- Thành
phần tham dự: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành
khác liên quan; Ủy ban nhân dân các địa phương.
- Thời gian
tổ chức: Tháng 11-12 năm 2022.
- Kinh phí
thực hiện: Kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Trong phạm
vi quản lý nhà nước được giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
1. Kịp thời
ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của bộ, ngành, địa phương;
2. Bố trí
công chức thực hiện nhiệm vụ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động
theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật;
3. Công bố
công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc
bí mật công tác, bí mật nhà nước;
4. Phối hợp
chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá
trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;
5. Tổng hợp
kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
trong Báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022 của
bộ, ngành, địa phương và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10 tháng 12 năm 2022 để
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.